Cách chăm sóc cây quất, phòng trừ sâu bệnh hại cây tắc

Theo quan niệm của người Việt, cây quất hay còn được gọi cây tắc là biểu tượng của sự bình an, may mắn, hòa thuận sum vầy. Vào các dịp tết đến xuân về, mỗi gia đình đều mua về một chậu quất sum suê trái với mong muốn gia đình bình an, con cái phát triển. Nhưng khi mùa hè đến thì quả quất không còn, cây cũng vì thế không còn thích hợp để trưng bày nữa. Nhiều gia đình muốn tận dụng cây quất trồng lại nhưng không nắm rõ kỹ thuật. Trong bài viết này, hãy cùng Quang Cảnh Xanh tìm hiểu cách chăm sóc cây quất sau Tết tại nhà và cách phòng trị sâu bệnh cho cây quất nhé!

Cách chăm sóc cây quất ngày Tết

Trong thời gian chưng cây quất vào ngày Tết, các bạn cần giữ đủ độ ẩm cho cây. Có thể sử dụng bình xịt phun nước hoặc lấy tay vẩy nước lên lá mỗi ngày. Đồng thời, tưới đủ nước cho cây hàng tuần, từ 1-2 lần/tuần, tưới nhẹ dưới gốc. Cố gắng chăm sóc để trong thời gian Tết, cây không rụng quá nhiều lá hay quả. Có như thế thì sau Tết mới có thể trồng lại cây quất.

Cách chăm sóc cây quất sau tết

Chuẩn bị trước khi trồng lại cây quất

Trong thời gian chưng quất dịp Tết, khoảng tầm nửa tháng bạn nên bổ sung một lượng phân vi sinh nhỏ cho cây. Trước khi trồng lại 10 ngày, cần dùng thuốc kích thích ra rễ mới. Điển hình như A-H502; Orgamin pha với nước theo tỉ lệ phù hợp (có hướng dẫn trên bao bì sản phẩm). Tưới dưới gốc cây cho rễ mới cây quất được hình thành, giúp cây đủ cứng cáp để có thể thích nghi với môi trường mới.

Để cây quất được sống tốt khi trồng lại sau tết, cần ngắt hết quả chưa rụng, và ½ số lá còn trên cây. Làm thế này sẽ giúp hạn chế được nhu cầu dinh dưỡng và lượng nước mà cây cần khi rễ chưa kịp bám vào đất trong môi trường mới.

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng dành cho cây quất phải là đất tơi, xốp, thoáng khí nhưng cũng phải đủ ẩm, giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời điều chỉnh độ pH đất từ 5-6 cho cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.

Nếu trồng cây quất ở ngoài đất vườn thì nên lựa chọn chỗ đất cao, tránh nơi trũng ứ nước làm cây bị thối rễ. Khi trồng cây trong chậu cần lưu ý chọn chậu lớn hơn tán cây, có lỗ thoát nước và nên thay chậu lớn hơn nếu cây phát triển mạnh.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây

Sau khi trồng khoảng 5-7 ngày, cần xới nhẹ đất quanh gốc cây, cách gốc tầm 20-30cm. Với cách làm này, đất sẽ tơi xốp hơn và cây dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đánh tơi đất quanh gốc, khoảng 15 ngày sau khi trồng, bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng cho cây quất bằng cách bón phân quanh gốc. Có thể hòa lẫn phân bón vào nước rồi tưới nơi gốc cây hoặc bón trực tiếp vào đất cũng được.

cách chăm sóc cây quất

Phân bón nên sử dụng là NPK(12:5:10), phân chuồng hoại mục hoặc phân hữu cơ vi lượng PTS9, liều lượng bón phụ thuộc vào kích thước của cây quất.

Tỉa cây, tạo dáng cho cây quất

Nhiều cây quất đã có sẵn dáng cây khá đẹp. Cách chăm sóc cây quất sau Tết là sau khi trồng lại, bạn chỉ cần tỉa bớt lá cây cho gọn lại thôi. Ở trường hợp bạn không thích thế cũ của cây quất, có thể trồng cây cho thật phát triển, cành lá xanh tốt rồi sau đó cắt tỉa tạo thế mới.

Lưu ý khi cắt tỉa hay tạo dáng cho cây quất, người làm cần sử dụng dụng cụ chuyên dùng (dao, kéo) để tránh làm hỏng cành. Và việc cắt tỉa phải được tiến hành vào những ngày nắng ráo. Cứ định kỳ 10-15 ngày bạn nên tỉa lá, cắt cành hoặc uốn cành một lần.

Việc tỉa cành cũng giúp cây đón được nhiều ánh sáng, tập trung chất dinh dưỡng, kích thích lá mọc ra nhiều hơn, hoa nở nhiều hơn và đậu quả cho dịp Tết năm sau.

Trồng lại cây vào chậu

Để trồng lại cây quất sau tết, bạn cần thực hiện đánh bầu, đảo quất. Nếu bạn trồng quất ngoài đất vườn, khoảng tầm tháng 6 dương lịch, bạn bắt đầu mang cây quất trồng vào trong chậu để chăm sóc tiếp. Trường hợp cây đã trồng chậu thì nên đổi sang chậu lớn hơn. Làm như vậy nhằm mục đích kích thích cây ra hoa.

Trước khi đảo quất từ đất ngoài vào chậu mới, nên tưới đủ ẩm quanh gốc cây, dùng đầm sắt hay gỗ đầm xung quanh gốc (cách gốc 20-30cm) cho phần đất đó liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào, đánh.

Bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào cây, vào đường kính tán, đường kính chậu sẽ trồng sau này. Đầu tiên dùng cuốc, thuổng moi đất xa cách gốc 60-100cm, đào rãnh sâu 40cm, rộng 20cm, sau đó tỉa bỏ bớt đất đến đường kính bầu đã định, trong quá trình bỏ bớt đất, ta chặt bỏ các rễ quá to (đường kính > 1cm) không quấn quanh bầu được, còn các loại rễ nhỏ, mềm dài đem quấn quanh bầu, dùng dây nilon buộc chặt rễ qua gốc.

Kích hoa tạo quả cho quất vào năm sau

Sau khi đánh bầu, để bầu quất vào nơi râm mát tầm 5-7 ngày, vặt bớt ½ lá rồi đem trồng vào chậu và chăm sóc như bình thường. Cứ cách 20 ngày thì thực hiện bón phân cho cây một lần. Giữ cho đất chậu quất đủ ẩm, đặt nơi thoáng mát, tránh gió mạnh, tránh nắng gắt.

Nếu cây cho hoa đợt đầu vào tháng 7-8 thì các bạn ngắt bớt quả, lá và hoa đi. Tiếp tục bón phân đạm + kali vào tháng 9,10 để kích thích cây tăng trưởng, nở hoa tiếp vào tháng 11 và kết quả cũng như chín đúng dịp tháng 1,2 năm sau (tính theo lịch âm là Tết Nguyên Đán)

cách chăm sóc cây quất sau tết

Cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây quất

Một số bệnh theo mùa, trời ẩm ướt có thể khiến cây quất dễ nhiễm nấm gây hại. Bên cạnh đó, sâu rệp cũng có thể tấn công vào thân, lá, rễ. Do đó, khi tưới cây hàng ngày, cần quan sát toàn bộ cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý.

Nếu bạn có ý định sử dụng cây quất cho mục đích khác ngoài việc chưng cảnh. Ví dụ như dùng lá nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ em, dùng quả để ăn. Thì bạn không nên phun thuốc trừ sâu cho cây, có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Tốt nhất là sử dụng dụng cụ làm vườn để bắt sâu bọ. Đối với nhiễm nấm thì có thể dùng nước vôi, nước muối pha loãng để rửa lá, bón cho gốc cây.

Dưới đây là một số cách phòng trừ bệnh hại, bạn nên đọc thật kỹ mô tả về dấu hiệu bệnh trên cây để so sánh, tìm ra đúng bệnh để áp dụng phương pháp phòng trị sâu bệnh phù hợp.

Thường thấy trên lá cây quất xuất hiện những đốm sần sùi màu nâu nhạt, mọc nhô cao lên khỏi mặt lá, xung quanh các đốm sần sùi này có quầng nâu vàng. Trên quả cũng có những triệu chứng giống như ở trên lá nhưng các đốm sần sùi thể hiện rõ hơn. Một số cành bánh tẻ cũng bị sùi lên rồi chết khô.

Cây quất cảnh đã bị bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. citri gây ra. Loài vi khuẩn này còn gây hại nhiều trên những cây có múi như: cam, chanh, quýt, bưởi, nhất là vào mùa mưa khi thời tiết có độ ẩm cao. Nếu bị nặng còn có bị vàng, rụng sớm khiến cho cây còi cọc, suy yếu. Cành có thể bị khô và chết (từ chỗ bị bệnh trở lên). Quả có thể bị chai không ăn được hoặc bị rụng. Khi cây đã bị bệnh thì rất khó chữa trị, vì thế để hạn chế tác hại của bệnh cần phải chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ khi trồng lại cây.
Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, nên tăng cường bón thêm phân hữu cơ đã hoại mục để tăng cường sức chống đỡ bệnh cho cây.
Thường xuyên vệ sinh vườn bằng cách cắt bỏ và thu gom những cành lá quả đã bị bệnh còn ở trên cành hoặc đã rụng xuống đất đem tiêu hủy.
Áp dụng những biện pháp thích hợp để phòng trị sâu vẽ bùa, vì vi khuẩn gây hại thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá của loại sâu này (chú ý các đợt cây ra ngọn, lá non).
Khi cây đã bị bệnh tránh tưới nước theo kiểu phun mưa để hạn chế bệnh lây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của cây.
Nếu cây bị bệnh gây hại cần dùng một trong những loại thuốc như: Copper – B 75 WP, Copper – zinc 85 WP, Tilt super 300 EC, Champion 77 WP, Vidoc 80 BTN, Stamer 20 WP, COC 85 WP, Kocide 61,4 DF, Kasuran 47 WP… để phun xịt vào lúc cây đang phát triển lá non. Sau khi cây đậu quả định kì 2 tuần phun một lần.

Cây quất cảnh thỉnh thoảng lại có những quả bị một loại sâu đục vào gây hại ở lớp dưới vỏ của quả (phần cùi màu trắng) làm cho những chỗ đó bị nổi u, nhất là khi quả còn nhỏ dễ làm cho quả rụng. Nếu không bị rụng thì sau này cục u cứ lớn dần làm cho quả bị biến dạng.

Cây quất đã bị sâu đục vỏ quả (Prays citri), loại sâu này thuộc họ Yponomeutidae, bộ Lepidotera. Sâu có thể gây hại từ khi quả còn nhỏ đến khi lớn. Nếu bị hại sớm và nặng thì quả có thể bị rụng, nếu bị hại muộn hơn thì quả vẫn có thể phát triển bình thường nhưng sẽ bị biến dạng do những khối u đã triển lớn. Khi trưởng thành, sâu chui ra ngoài rồi kéo một lớp tơ mỏng làm thành một cái kén có màu nâu nhạt hay xám trắng ngay trên vỏ, cuống, cành hoặc phiến lá rồi hóa nhộng bên trong.
Để hạn chế tác hại của sâu có thể áp dụng một số phương pháp chính sau:
Thường xuyên thu gom những quả bị nhiễm sâu (kể cả những quả đá rụng) đem chôn hoặc tiêu hủy để diệt sâu I bên trong.
Hàng ngày khi tưới nước, cắt tỉa cành lá, chăm sóc… Nếu phát hiện thấy nhộng thì thu gom diệt ngay.
Khi cây ra quả nên kiểm tra thường xuyên, nếu thấy có nhiều nhộng thì khoảng một tuần sau phun xịt thuốc để diệt sâu non khi chúng chưa kịp đục vô quả chui vào bên trong.
Khi có quả non, nếu phát hiện thấy qủa bắt đầu có triệu chứng bị hại, vỏ có u nhỏ thì nên xịt một đợt thuốc trừ sâu.
Nếu cây thường bị sâu gây hại, khi cây vừa ra quả non hãy tiến hành xịt: 2-3 đợt thuốc, mỗi đợt cách nhau 7 – 10 ngày. Có thể sử dụng luân phiên bằng một trong những loại thuốc như: Decis 2,5 EC, Sherpa 10 EC hoặc 25 EC

Trên cây quất cảnh ở lá non và lá bánh tẻ thường xuất hiện những đường ngoằn ngoèo cỡ sợi chỉ hoặc lớn hơn, những đường này có màu ánh bạc lấp lánh. Nếu nặng có thể làm cho lá cong queo, co rúm lại, cây còi cọc, tán lá không phát triển được.

Cây quất cảnh đã bị con sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) gây hại. Đây là một loài sâu hại quan trọng, chúng xuất hiện và gây hại khá phổ biến trên các cây thuộc nhóm cây có múi, trong đó có cây quất… đang ở thòi ki ra lá non, hoặc vào những thời điểm sau khi làm gốc để xử lý cho cây ra quả theo ý muốn.
Những lá bị sâu gây hại sẽ không phát triển được, co rúm, quản queo, dị dạng, làm giảm khả nâng quang hơp của cây, cây tăng trưởng chậm, nhất là những cây còn đang ở giai đoạn vườn ươm, hoa và quả dễ rụng. Ngoài gâỵ hại trực tiếp, các vết đục của sâu còn là cửa ngõ cho vi khuẩn của bệnh loét xâm nhập gây hại.
Để hạn chế tác hại của sâu có thể áp dụng một vài biện pháp sau:
Không nên để cho cây quất ra lá lai rai thành nhiều đợt, mà điều khiển cho cây ra búp, lá non tập trung thành từng đợt, để hạn chế nguồn thức ăn liên tục cho sâu trên vườn cây.
Chỉ nên xịt thuốc khi trên cây cố khoảng 10% số lá bị sâu gâyhại trở lên, và khi xịt không nên xịt tràn lan mà chỉ xịt trực tiếp vào những chỗ có sâu gây hại. Có thể sử dụng một số loại thuốc như: Confidor; Trebon; Bi-58; Bian; Sharpa, Lannate,…. sau đợt 1 có thể xịt thêm 1-2 đợt nữa, mỗi đợt cách nhau khoảng 5-7 ngày.

Viết một bình luận