Ưu nhược điểm của từng loại chậu cây cảnh, cách chọn chậu

Chậu cây cảnh có ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng của cây cảnh. Việc lựa chọn một chậu cảnh phù hợp dựa trên kích thước bộ rễ của cây và yêu cầu của cây cảnh đốt với đất trồng là điều hết sức quan trọng. Dựa trên chất liệu khác nhau, người trồng có thể chia chậu cây cảnh thành chậu đất nung, chậu nhựa, chậu sành sứ, chậu gỗ,…

1. Chậu đất nung

Chậu đất nung thường được làm bằng phương pháp nung đất sét ở nhiệt độ tiêu chuẩn nên có đặc tính khá xốp, giúp nước và không khí lưu thông dễ dàng, tạo môi trường tối ưu nhất cho rễ cây phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các loại cây ưa khô. Chậu đất nung là loại chậu được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là loại chậu đất nung màu đỏ và chậu đất nung màu xám. Chậu đất nung có rất nhiều ưu điểm, không những giá cả rẻ, mà ở trên thành chậu có rất nhiều những lỗ nhỏ li ti, giúp chậu thoáng khí và thoát nước tốt. Điều này có tác dụng đối với việc phân giải phân bón trong đất, sự hô hấp và sinh trưởng của rễ cây.

Nhược điểm là nhìn thô ráp, màu sắc đơn điệu, di chuyển không tiện lợi, dễ vỡ, sau một thời gian sử dụng thì những lỗ nhỏ của chậu sẽ bị bấm cặn bẩn, không được đẹp như lúc ban đầu. Chậu đất nung thường tròn, với đủ các loại kích cỡ khác nhau. Thông thường đường kính của chậu và chiều cao của chậu xấp xỉ nhau. Đối với những loại cây cảnh khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau đối với độ sâu của chậu. Thông thường chậu trồng đỗ quyên hoặc trồng loại cây cảnh củ rễ thường nông. Còn khi trồng các loại cây cảnh thuộc dòng lan quân tử thì cần dùng chậu sâu. Khi gieo hạt hoặc di chuyển cây cảnh cần phải lựa chọn loại chậu nông.

chậu đất nung, chậu cây cảnh

Được làm từ chất liệu tự nhiên, dễ tìm nên chậu cây cảnh đất nung được bày bán phổ biến trên thị trường với giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của tất cả mọi người. Hình dáng cổ điển và màu sắc trung tính nên dễ dàng phối cảnh với mọi không gian trong nhà và ngoài trời, tôn vinh vẻ đẹp của tất cả các loại cây cảnh được trồng vào chậu.

2. Chậu nhựa

Chậu nhựa có khối lượng nhẹ, lại khá chắc chắn, bền, không dễ vỡ, nhưng có nhược điểm là khó thoát nước, không thoáng khí. Kiểu dáng, màu sắc và kích cỡ vô cùng đa dạng. Thậm chí, một số chậu ngày nay còn được thiết kế bên ngoài giả chậu đá, sứ hay gỗ.

Vì làm từ chất liệu nhựa nên loại chậu này sẽ khắc phục được nhược điểm của chậu đất nung, chậu sứ là dễ vỡ. Mà nếu như chậu có bị vỡ, thì cũng không bị phân thành mảnh sắc nhọn nên an toàn khi dùng. Đây là điểm đặc biệt mà mọi người hay dùng chậu nhựa để trồng các loại cây treo ở ban công, cửa sổ hay tường nhà. Với đặc tính rất nhẹ nên bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển linh hoạt.

Nhược điểm của chậu cây cảnh làm từ nhựa là thành mỏng nên khả năng cách nhiệt thấp. Chậu sẽ bị nóng khi đặt trực tiếp dưới ánh nắng, làm rễ cây dễ bị sốc nhiệt. Dễ giòn, nứt và phai màu khi đặt trong thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời. Vì chậu nhựa nhẹ nên dễ bị lật ngã khi có va chạm hoặc khi có gió thổi mạnh.

Chậu cây cảnh làm từ nhựa thích hợp với các loại cây chịu nước, chịu ẩm, chẳng hạn như cây thủy trúc, cây ráy lá xẻ, cây vạn niên thanh, cây dây nhện,…

chậu cây cảnh

3. Chậu sành sứ

Có thể nói các loại chậu cây cảnh bằng sành sứ được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay.

Ưu điềm: Kiểu dáng, màu sắc vô cùng đa dạng, thích hợp trồng cả trong nhà và ngoài trời. Có rất nhiều kích cỡ, từ chậu nhỏ đến các chậu cực lớn. Chậu có khả năng giữ ẩm tốt nên là sự lựa chọn lý tưởng cho các loại cây ưa ẩm hay cho những bạn không có thời gian tưới cây thường xuyên. Trọng lượng chậu khá nặng nên ít khi bị lật đổ khi có va chạm nên rất thích hợp trồng các loại cây lớn.

Nhược điểm là: dễ vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên, nên cần để chậu cây ở nơi có nhiệt độ thấp. Loại chậu này cũng hút ẩm nhiều và khô nhanh chóng, bạn cần phải tưới nhiều hơn cho những cây cảnh trồng trong loại chậu này. Loại chậu này không dễ thoát nước, tính thoáng khí kém, chính vì vậy rất khó nắm bắt tình trạng khô ướt của đất trồng. Đặc biệt vào thời kỳ cây ngủ nghỉ, vì thường tưới nước quá nhiều dẫn đến cây bị thối gốc mà chết.

4. Chậu cây cảnh khung gỗ

Gỗ là loại vật liệu tự nhiên tuyệt đẹp. Kiểu dáng có thể vừa hiện đại vừa truyền thống và kích thước cũng đa dạng không kém các chậu khác. Chậu cây cảnh làm từ gỗ cũng giúp giữ ấm tốt, ít phải tưới nước và trong môi trường nóng chúng cũng sẽ giúp cho cây được tươi xanh hơn.

Để tận dụng những vật liệu sẵn có trồng rau sạch trong nhà phố, nhiều gia đình đã chọn sử dụng các loại chậu cây cảnh bằng khung gỗ. Những khung chậu cảnh làm từ gỗ có độ linh hoạt lớn, có thể dễ dàng tự chế theo nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Khung gỗ có thể trang trí hiệu quả và chịu nhiệt cũng như chịu lạnh tốt, cũng nhờ vậy mà chậu gỗ có thể bảo vệ cây cảnh rất tốt.

chậu cây cảnh khung gỗ

Nhược điểm: Chậu gỗ dễ hỏng và mục khi tiếp xúc với nước và độ ẩm.

5. Chậu cây cảnh thủy sinh

Chậu cảnh thủy sinh là loại chậu cảnh trong đó thay vì là đất thì người ta dùng nước. Cây trồng trong những loại chậu cảnh này là những thực vật thủy sinh, sống trong nước như hoa sen, lục bình, thủy quỳnh…

Những chậu chuyên trồng thủy sinh thường sẽ có 2 phần, bên ngoài là bình thủy tinh hoặc chậu nhựa trong, bên trên sẽ đặt 1 giá thể nhựa để cây, những giá thể này sẽ có khe hở, kích thích rễ cây phát triển và hút nước.

6. Chậu giấy

Rất ít người biết được, có thể dùng chậu giấy để trồng cây cảnh. Thực ra, chậu giấy được làm bằng bìa rồi dùng hồ dán lại, chỉ đề trồng cây con, đặc biệt được sử dụng cho các loại cây cảnh không ưa thay chậu ví dụ như hoa đậu thơm, anh túc đỏ. Trước khi trồng, thì có thể ươm cây non trong chậu giấy, sau đó trồng cả rễ lẫn đất.

Có một số người cho rằng, chậu cây cảnh càng to càng tốt. Quan điểm này dường như rất có lý. Chậu cây cảnh càng to, chứa được nhiều đất trồng, vừa có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cho cây cảnh lại vừa giúp cho rễ của cây có không gian lớn để sinh trưởng hay sao? Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm.

Chẳng hạn, dễ thấy nhất là trong trường hợp dùng chậu to để trồng cây cảnh loại nhỏ. Cây cảnh nhỏ, thì diện tích lá sẽ nhỏ, lượng nước bốc hơi từ lá cây cũng ít. Trong khi đó, chậu cảnh to, thì lượng nước tưới sẽ nhiều, chính vì vậy, đất trồng luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, đương nhiên sẽ ảnh hưởng để sự hô hấp và hấp thụ của rễ cây, từ đó khiến cho cây cảnh sinh trưởng phát triển không bình thường, thậm chí thối rễ mà chết.

Nhưng chậu cây cảnh cũng không nên quá nhỏ. Cây cảnh to còn chậu lại bé, trên to dưới bé, không những làm mất giá trị thẩm mỹ của chậu cảnh, hơn nữa vì ít đất nên có thể không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiêt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, đồng thời cũng không có lợi cho sự phát triển của rễ và lá cành. Vì thế, cần phải lựa chọn chậu cảnh có kích tương xứng với kích thước của cây cảnh. Đường kính của chậu nên nhỏ hơn một chút so với đường kính của tán cây.

chậu cây cảnh

7. Chậu xi măng

Được làm từ xi măng, chậu xi măng đến nét độc đáo, nổi bật cho không gian nhà bạn. Một trong những ưu điểm nổi bật của chậu xi măng là cực kỳ chắc chắn và có độ bền cao trong thời gian dài, rất thích hợp trồng các loại cây ngoài trời. Kích thước chậu đa dạng từ nhỏ cho đến cực lớn nên thường được dùng để trồng các cây lớn. Trọng lượng chậu rất nặng nên không bị lật khi gió mạnh. Do chậu có thành dày nên khả năng cách nhiệt tốt, giúp rễ cây không bị sốc nhiệt. Cũng như chậu đất nung, chậu xi măng cũng khá xốp, giúp thoát nước tốt.

Bên cạnh đó, chậu xi măng cũng tồn tại một số nhược điểm như giá thành khá cao so với nhiều loại chậu khác. Mẫu mã, màu sắc cũng không đa đạng. Hầu như chậu có màu xi măng hoặc màu đen. Vì làm từ đá, xi măng, sắt thép nên chậu rất nặng, khó di chuyển nếu bạn muốn sắp xếp lại khu vườn.

Chỉ cần nắm rõ ưu nhược điểm của các loại chậu cây trồng trồng, cùng với đặc tính sống của mỗi loại cây. Bạn có thể nhanh chóng lựa chọn cho mình những loại chậu phù hợp cho cây trồng mà không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Nếu bạn cần tư vấn thêm về việc chọn cây, chậu hay cách chăm sóc cây, hãy liên hệ ngày với Quang Cảnh Xanh!

Viết một bình luận