Cây Ngâu

(1 đánh giá của khách hàng)

Tên khoa học: Aglaia Duperreana

Tên thường gọi: Cây Ngâu, Ngâu hoa trắng, Ngâu cổ thụ…

Thuộc chi/họ: Hội/Xoan

Nguồn gốc: Đông Nam Á

Đặc điểm: Thân gỗ, mọc thành bụi với chiều cao từ 1m – 3m.

Nơi sinh sống: Khu rừng núi Việt Nam.

Mã: N Danh mục: ,

Mô tả

Bụi lá xum xuê cùng mùi hương thơm ngát, nên cây Ngâu đang rất được nhiều người yêu cây cảnh lựa chọn làm người bầu bạn. Nhưng QuangCanhXanh tin chắc rằng, không phải ai cũng biết tất tần tật về loại cây này, cũng như cách chăm sóc sao chính xác… vậy thì chẳng có lý do gì bỏ qua bài viết này, nếu muốn cây phát triển tươi tốt trong khuôn viên nhà mình.

Thông tin từ A-Z về cây Ngâu

Những khu rừng núi Việt Nam là nơi xuất hiện rất nhiều cây Ngâu cổ thụ, đây là loại cây mọc bụi và có sức sống mạnh mẽ, nên được rất nhiều người chọn làm cây trồng trong nhà. Ẩn sâu trong các tán lá, là những bông hoa tỏ ra mùi hương ngọt ngào… nhưng nhiêu đó có phải là tất cả những đặc điểm của cây?

Điểm nổi bật của cây Ngâu

Theo tìm hiểu, thì cây Ngâu thuộc loại thân gỗ và thường mọc thành bụi với chiều cao trung bình từ 1 đến 3m, đi kèm với đó là những đặc điểm như:

– Lá: Tán lá thường tròn và có dạng kép hình lông chim, phần đầu lá tròn và các lá chét mọc xen kẽ, lá cây thường mọc dày đặc trên ngọn.

– Hoa: Cây ngâu hoa trắng hoặc vàng, với kích thước chỉ khoảng 2mm, kết thành chùm dài tầm 5 – 10cm. Hoa thường nở vào tháng 4 – tháng 9, sau mưa rào hoa sẽ thường nở rộ và mang đến mùi hương nồng nàn.

– Trái: Có hình quả trứng, cần thụ phấn để tạo ra trái cây Ngâu và khi chín sẽ có màu cam rất bắt mắt.

– Rễ: Thuộc rễ cọc khỏe nên dễ dàng ăn sâu vào đất, phù hợp phát triển ở những khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ưa sáng và ưa ẩm.

NGÂU

Cây Ngâu có mấy loại

Khi mua cây Ngâu, chúng ta sẽ thấy cây thường được chia ra làm 2 loại riêng biệt, trong đó bao gồm:

– Ngâu cái: Có lá màu vàng, mỏng và thường ra hoa rất sai.

– Ngâu đực: Có lá xanh cứng, ra hoa rồi đậu quả.

Ngâu cái thường được chuộng nhiều hơn hẳn ngâu đực, bởi tính hiệu quả về kinh tế.

Công dụng của cây Ngâu trong cuộc sống

Nếu chỉ nghĩ rằng cây Ngâu cổ thụ chỉ mang đến những mùi hương nồng nàn và có tính thẩm mỹ, thì mọi người đã có những nhận định hoàn toàn không đúng về loại cây này rồi đấy.

– Giá trị kinh tế cao: Được xem là một loại cây rất phổ biến trong công trình hay cây cảnh, nên cây Ngâu hoa trắng mang đến giá trị kinh tế cao dành cho người nông dân.

– Trang trí khuôn viên: Đang tìm kiếm loại cây vừa có hoa, vừa có hương thơm có khả năng lan tỏa khắp mọi nơi, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua cây Ngâu được.

– Tác dụng chữa bệnh: Đối với Đông Y, thì giá cây Ngâu hoàn toàn xứng đáng với giá trị của nó, khi có khả năng điều trị huyết áp, hen suyễn, mắt sáng. Ấn tượng hơn nữa, mùi hoa còn giúp ta thư giãn và chữa chứng đầy bụng hiệu quả.

NGÂU

Cách trồng và chăm sóc cây Ngâu

Nhờ vào những công dụng tuyệt vời mà cây mang đến cho đời sống, mà ngày nay cây càng ngày càng phổ biến, được mọi người biết đến. Cũng chính vì vậy, mà giá thành của cây thường rất cao, nếu không biết cách chăm sóc để cây ra hoa, ra trái cây Ngâu sẽ rất phí phạm “hầu bao” của bản thân.

Nhân giống cây Ngâu

Muốn nhân giống cây hiệu quả nhất, trước khi mua cây Ngâu thì cần tham khảo 1 trong 2 phương pháp nhân giống như: Gieo hạt hoặc chiết cành/giâm cành. Cần phải lưu ý rằng, cây thuộc loại đơn tính khác gốc nên chúng ta cần phải cẩn thận thụ tinh, mới đảm bảo khả năng tạo ra quả dù thời gian có hơi lâu, nên phương pháp chiết cành thường sẽ được ưu tiên hơn.

Chăm sóc cây Ngâu

Sau khi hoàn tất nhân giống, cần đưa ra luống để tốc độ phát triển thành cây giống được đảm bảo hơn. Chắc chắn không xảy ra sai sót nào, tiến hành đưa cây Ngâu cổ thụ ra ngoài trồng trong chậu. Nếu như muốn cây ra hoa để tận hưởng mùi hương nồng nàn, đừng bỏ qua những yếu tố sau:

– Đất trồng: Ưu tiên lựa chọn các loại đất tơi xốp, đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng phải đảm bảo khả năng thoát nước tốt, như vậy thì việc cây phát triển mạnh mẽ sẽ được đảm bảo.

– Tưới nước: Đối với cây non mới trồng, việc giữ đất ẩm rất quan trọng để kích thích cho cây Ngâu hoa trắng ra rễ. Khi cây đã phát triển (3-6 tháng), thường xuyên tưới nước 1-2 lần/tuần.

– Ánh sáng: Cây rất ưa sáng, sống tốt trong điều kiện nắng bán phần. Vì vậy, cây ngâu có thể trồng ở công trình hay sân vườn, miễn là những nơi hạn chế ánh sáng chiếu vào. Cần lưu ý chọn không gian cho phù hợp, bởi cây khá lớn nên sẽ thích hợp để trồng bên ngoài hơn. Nếu trồng và đặt cây trong nhà, thường xuyên cho cây tắm nắng vào buổi sáng.

– Tỉa cành: Kích thích cây ra hoa nhiều hơn, đừng quên phải tỉa cành thường xuyên nữa nhé. Hơn nữa, thông qua tỉa cành ta còn tự tay tạo nên kiểu dáng cho cây Ngâu tròn trịa, bắt mắt hơn.

– Dinh dưỡng: Trước khi bắt đầu trồng cây, hãy cẩn thận bón một lớp phân lót để kích thích cây sinh trưởng mạnh mẽ hơn. Có thể bắt đầu bón NPK khi cây đã phát triển được 3-6 tháng, tăng thêm lượng phân bón phù hợp để cây nhanh ra lá xanh cũng như hoa. Hoa thường sẽ nở vào tháng 4 – tháng 9, nên cần canh đúng dịp để bắt đầu bón phân. Theo kinh nghiệm, thì ta bắt đầu bón phân vào dịp trước khoảng thời gian nở hoa khoảng 1 – 2 tháng để kích thích tốt hơn.

– Sâu bệnh: Sở hữu bộ rễ mạnh mẽ đâm sâu xuống đất nhưng khả năng bị sâu bệnh tấn công vẫn rất có thể xảy ra. Giá cây Ngâu khá cao, nên trong lúc chăm sóc đừng quên phun thêm thuốc phòng ngừa sâu bệnh, để chúng không làm ảnh hưởng đến việc ra hoa. Đặc biệt, khi cây bắt đầu ra hoa thì nên hạn chế việc phun thuốc trừ sâu, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoa cũng như mùi hương.

NGÂU

Thông qua những thông tin QuangCanhXanh vừa cập nhật như trên, hẳn mọi người đã có thêm thật nhiều thông tin liên quan đến cây Ngâu rồi phải không. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác trong quá trình trồng – chăm cây, đừng quên chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi người bất cứ lúc nào nhé.

1 đánh giá cho Cây Ngâu

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Ngâu”