Cây Me Tây

(1 đánh giá của khách hàng)

Tên: Cây Me Tây.

Tên gọi khác: Cây Còng, cây Muồng Tím, cây Muồng Ngủ.

Tên khoa học: Samanea Saman.

Thuộc họ: Đậu – Fabaceae.

Nguồn gốc: Vùng Châu Mỹ nhiệt đới.

Khoảng những năm 1987, trái Me Tây đã xuất hiện tại Việt Nam và cho đến nay đã được trồng phân bố ở rất nhiều nơi.

Mã: MT Danh mục: ,

Mô tả

Không riêng gì tại Việt Nam, mà cây Me Tây xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Cảnh Quang Xanh thấy ấn tượng nhất, vẫn là ở Singapore khi cây được trồng ở khắp mọi nơi, cây còn được đem vào tem thư của Singapore Post, đủ để thấy loại cây này đặc biệt như thế nào.

Cây Me Tây là cây gì?

Cây Me Tây giống không hề khó thấy ở nước ta, bởi cây thường được trồng làm cảnh ở vỉa hè, dọc đường đi hay các khu đô thị.

ME TÂY

– Về hình thái: Thuộc loài cây thân gỗ cao lớn, với chiều cao trung bình khoảng từ 7 đến 15m, thường sinh sống ở những khu vực tự nhiên như rừng rậm sâu. Nếu sinh trường trong môi trường đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu thích hợp thì cây Me Tây có thể cao đến 20-40m.

– Về đường kính: Trung bình mỗi cây Me Tây trưởng thành sẽ có đường kính thân khoảng 0.5m, phần gốc cây to hơn phần thân và thường bè ra giống như gốc cây Đa.

– Về phần thân: Sở hữu vân cây rất đẹp, nên thường được mọi người tìm hiểu Me Tây là gì và khai thác, tạo ra vật dụng mỹ nghệ. Nếu nhìn cây từ xa, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến cây nấm khổng lồ.

– Về phần lá: Lá cây Me Tây thuộc dạng lá kép hình lông chim, với nhiều lá mọc đối xứng hai bên xương lá. Phần lá có màu xanh lục bóng mượt, chắc khỏe với bề mặt lá trơn nhẵn. 

 

Nếu so sánh với cây Me Ta, phần lá khá giống nhau.

– Về phần hoa: Dù công dụng chính là lấy bóng mát hoặc lấy gỗ, thế nhưng hoa Me Tây lại rất đẹp. Chúng thường mọc thành cụm, kích thước khá nhỏ và có màu Hồng Phấn hoặc Tím Nhạt. Hoa thường được cấu thành bởi các cánh hoa hình lông, tạo nên chùm hoa bồng bềnh, duyên dáng… nếu quan sát kỹ sẽ thấy nó rất giống với hoa Trinh Nữ, từ màu sắc cho đến màu sắc.

– Về phần quả: Nhiều người thắc mắc rằng, quả Me Tây có ăn được không? Phần quả thường khá dài, dẹt và có màu đen. Trong mỗi quả có hạt và xung quanh sẽ là phần cơm có chất dính, dẻo và hoàn toàn ăn được, nhưng phần lớn chỉ được làm thức ăn cho gia súc.

Cây Me Tây thường được sử dụng làm gì?

Nếu là công dụng chính, thì chắc chắn cây Me Tây thường được khai thác phần thân để làm gỗ. Loại gỗ này có thể được tận dụng để tạo ra các đồ dùng thủ công mỹ, đồng dùng sinh hoạt. Song song với đó, cây có khả năng sinh tồn rất tốt, chắc chắn khi đứng trước giông bão, nên những ai ở biển thường trồng cây để làm rào chắn gió, chắn cát.

ME TÂY

Giá cây Me Tây không hề đắt, nhưng còn mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời khác như:

– Làm bóng mát: Sở hữu tán lá rộng, nhiều cành và nhánh nhỏ nên làm cây che bóng mát cực tốt. Phần thân lớn, khó đổ dù có gió bão đi chăng nữa, nên hoàn toàn phù hợp để trồng trên đường phố cải thiện mỹ quan đô thị, công viên hay bệnh viện cũng có thể trồng để lấy bóng mát.

– Làm đồ dùng: Thân gỗ lớn, nên được dùng để lấy gỗ nhưng liệu gỗ cây Me Tây có tốt như lời đón hay không? Dựa vào đặc điểm tạp mềm nhưng bông vân gỗ lại rất đẹp, nếu nói đẹp nhất trên thị trường hiện nay cũng không sai, nên thường được tận dụng để làm đồ vật bàn, khảm, chạm đồ thủ công mỹ nghệ.

– Làm thực phẩm: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lá và trái Me Tây có chứa 13-18% Protein, chính vì vậy mà chúng được sử dụng để làm thực phẩm cho các loại gia súc. Ở Mỹ La-tinh, trái Me Tây còn được tận dụng để làm nước giải khát, không khác gì nước me.

– Làm thuốc: Rất nhiều bộ phận của cây Me Tây giống được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, trong đó phần vỏ và lá cây có khả năng trị được bệnh tiêu chảy, phần rễ cây trị ung thư dạ dày, phần hạt thì có thể nhai để trị vết thương ở cuống họng.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Me Tây

Thường được trồng rất nhiều ở ngoài đường phố, thế nhưng nếu muốn mọi người vẫn có thể tìm hiểu cây Me Tây là cây gì và trồng chúng ngay tại sân nhà của mình.

Cách trồng cây Me Tây

Muốn trồng được cây Me Tây là gì, thì cần phải ghi nhớ rõ 2 bước sau đây:

– Bước 1: Cần phải đào một hố sâu rộng và sâu với kích thước khoảng 40x40x40cm, dưới đáy hố bón lót phân xanh, phân gia súc ủ hoại dày khoảng 20-25cm.

– Bước 2: Tìm hiểu giá cây Me Tây con và đặt cây vào hố, trộn đều với lớp đất xung quanh, sau đó lắp lại để giúp cho cây đứng vững.

ME TÂY

Cách chăm sóc cây Me Tây

Tưới nước, ánh sáng, phân bón… đều là những yếu tố giúp cho cây sinh trưởng và ra hoa Me Tây đẹp mắt. Để làm được điều đó, cần phải đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau.

– Về tưới nước: Khả năng chịu hạn và chịu nước cực kỳ tốt, thế nên chúng ta có thể tưới nước cho cây Me Tây khoảng 1 lần/ngày và nên tưới vào buổi chiều tối. Trường hợp quá bận rộn, có thể chọn tưới 2-3 ngày/lần cũng được, miễn đừng để mặt đất khô quá lâu, sẽ dễ khiến cây bị héo.

– Về ánh sáng: Là loài cây tự nhiên, nên sẽ tốt hơn nếu để cây dưới điều kiện ánh nắng đầy đủ. Đặc tính là loại cây cao to, nên ưu tiên trồng cây ở những không gian rộng rãi, đầy đủ ánh ánh và khoảng không để cây phát triển, ra trái Me Tây nhiều hơn.

– Về phân bón: Duy trì bón phân 4-6 tháng/lần, có thể bón phân hữu cơ, phân vi sinh hoặc bón thúc thêm NPK hoặc KCL để giúp cho cây Me Tây giống được phát triển tốt hơn. Lưu ý rằng, mỗi lần bón thì nên dùng một khoảng 0.1-0.3kg là đủ.

Tán lá xum xuê, hoa Me Tây đẹp và mang đến mùi hương nhẹ nhàng, ít sâu bệnh nên sẽ chẳng có lựa chọn nào hợp lý hơn khi chọn Me Tây để trồng và chăm sóc nếu muốn có nhiều bóng mát. Và đừng quên tìm hiểu trước về cách trồng lẫn chăm sóc, để giúp cho cây phát triển tốt, chúc may mắn.

1 đánh giá cho Cây Me Tây

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Me Tây”