Hướng dẫn chi tiết 5 cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt khi vắng nhà

Không thể vì sợ đi xa nhà, đi công tác lâu ngày không có ai tưới cây, cây héo mà chúng ta không trồng cây. Sẽ có một số loài cây có thể chịu được khá lâu mà không cần tưới nước, nhưng một số cây khác cần được chăm sóc hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Chính vì vậy trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ hướng dẫn chi tiết bạn tự làm hệ thống tưới nhỏ giọt mỗi khi vắng nhà, tùy vào mỗi hình thức sẽ phù hợp với 1 khoảng thời gian nhất định nên bạn hãy tự chọn cho mình hình thức phù hợp nhất nhé!

1. Làm chai nước tưới cây khi bạn vắng nhà

Bước 1: Đảm bảo tưới đẫm nước vào đất. Đất sẽ hút hết nước trong chai nếu quá khô. Bạn cần tưới ngay bây giờ nếu thấy đất khô.

Bước 2: Tìm một chai nước có cổ hẹp. Chai rượu vang là tốt nhất, vì dung tích chai chứa được lượng nước đủ để tưới cho khoảnh đất 0,4 -0,6 mét vuông đến 3 ngày. Nếu không cần tưới cho diện tích rộng như vậy, bạn có thể dùng chai nhỏ hơn, chẳng hạn như chai soda hoặc chai bia.

Bước 3: Rót nước vào chai, dùng ngón tay cái bịt miệng chai và lật ngược lại. Không rót nước đầy chai; mực nước chỉ cần đến cổ chai là đủ. Thời điểm này bạn có thể bổ sung các dưỡng chất khác, chẳng hạn như phân bón dạng lỏng. Bịt miệng chai bằng ngón tay cái, lật ngược chai và đặt cạnh cây mà bạn cần tưới.

Bước 4: Cắm cổ chai nước vào đất. Rút ngón tay cái khỏi miệng chai, cùng lúc cắm chai nước vào đất. Đảm bảo cổ chai phải ngập sâu vài cm trong đất. Chai nước có thể nghiêng sang một bên, nhưng phải cố định và chắc chắn.

Làm chai nước tưới cây khi bạn vắng nhà

Bước 5: Đảm bảo nước trong chai chảy ra đúng mức. Nếu nước không chảy thì có lẽ là đất đã bít kín chai. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy rút chai lên, rửa sạch và gắn lưới lên miệng chai. Rót nước vào chai và cắm lại vào đất.
Dùng bút lông đánh dấu mực nước trên chai. Kiểm tra lại sau vài giờ (hoặc sau một ngày). Nếu mực nước thấp hơn mức đã đánh dấu thì nghĩa là nước chảy tốt. Nếu mực nước không thay đổi thì có lẽ thứ gì đó đã làm tắc chai nước.

2. Làm hệ thống tưới nhỏ giọt từ bình nước và dây cotton

Bước 1: Tưới đẫm nước vào đất trước khi bắt đầu sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Nếu đất quá khô, nước trong bình sẽ bị hút hết trước cả khi bạn khởi hành. Đến khi bạn trở về nhà, có thể trong bình sẽ chẳng còn giọt nước nào. Bạn cần tưới đẫm nước trước khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tránh vấn đề này.

Bước 2: Đặt một bình nước dung tích 4 lít bên cạnh cây cần tưới. Chọn nơi không có ánh nắng trực tiếp để đặt bình nước; điều này sẽ giúp giảm lượng nước bay hơi. Nếu chỉ đi nghỉ vài ngày và có một cây nhỏ thì bạn chỉ cần sử dụng kiểu lọ đựng thức ăn là đủ. Chưa đổ nước vào bình vội.
Phương pháp này sẽ cung cấp nước cho cây đến một tuần.

Bước 3: Cắt một sợi dây bện cotton hoặc ni lông. Dây phải đủ dài để nối từ bình nước đến gốc cây. Nếu không tìm được dây cotton hoặc ni lông, hoặc nếu sợi dây quá mảnh, bạn có thể thay thế bằng 3 mảnh vải cotton tết vào nhau.

***Sợi dây phải có khả năng hút nước. Phương pháp này sẽ không có tác dụng nếu dây không hút được nước.

Bươc 4: Thả một đầu dây vào bình nước. Sợi dây phải chạm tới đáy bình. Nếu muốn tưới nhiều cây, bạn nên sử dụng thêm bình nước, mỗi cây một bình. Như vậy bạn có thể tránh được rủi ro bình hết nước trong thời gian đi vắng.

Đối với loài cây không cần nhiều nước, chẳng hạn như cây mọng nước, bạn có thể dùng một bình nước cho hai hoặc ba cây. Ngay cả khi bình nước thực sự hết nước thì cây vẫn có thể sống sót nhờ đặc tính giữ nước của chúng.

Làm hệ thống tưới nhỏ giọt từ bình nước và dây cotton

Bước 5: Cắm đầu dây kia xuống đất cạnh gốc cây. Sợi dây phải cắm sâu xuống đất khoảng 7,5 cm.[8] Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo sợi dây không ở dưới ánh nắng trực tiếp để tránh bị khô kiệt trước khi kịp dẫn nước đến cho cây.

Bước 6: Đổ nước vào bình. Nếu cây cần được bón phân, lúc này bạn có thể thêm vào nước một ít phân bón dạng lỏng. Nếu cây ở vị trí có nắng, bạn hãy cân nhắc dán một miếng băng dính lên miệng bình; cẩn thận đừng dán lên trên sợi dây. Điều này sẽ giúp giảm tốc độ bay hơi nước.

Bước 7: Đảm bảo rằng miệng bình phải cao hơn gốc cây. Nếu bình quá thấp, bạn nên kê trên một cuốn sách, viên gạch hoặc chậu cây úp ngược để nâng cao lên một chút. Như vậy, nước sẽ có khả năng rỏ xuống sợi dây.

3. Làm hệ thống chai tưới nhỏ giọt

Bước 1: Đảm bảo đất phải hoàn toàn ẩm. Nếu đất quá khô, nước trong chai sẽ bị hút hết trước cả khi bạn rời nhà. Bạn cần tưới cho đất ẩm trước khi bắt đầu sử dụng phương pháp này để đảm bảo cây không hút hết nước quá nhanh.

Bước 2: Tìm một chai nhựa 2 lít. Nếu bạn chỉ có một cây nhỏ cần chăm sóc thì một chai nước nhỏ là đủ. Bạn sẽ chôn chai nước vào đất, vì vậy phương pháp này thích hợp cho cây trồng ngoài vườn hoặc trồng trong chậu to.

Bước 3: Dùng búa và đinh đục 2 lỗ dưới đáy chai. Điều này rất quan trọng. Nếu bạn không đục lỗ dưới đáy chai, nước sẽ vẫn đọng trong chai thay vì chảy ra ngoài. Điều này có thể khiến cho rêu phát triển.

Bước 4: Đục 3-5 lỗ trên thành chai. Bạn không cần đục nhiều lỗ; 3-5 lỗ là đủ. Nếu có quá nhiều lỗ trên chai, nước sẽ chảy ra quá nhanh và điều này là không nên.

Đục lỗ cùng một bên thành chai. Khi chôn chai xuống đất, bạn hãy hướng các lỗ này về phía cây. Ban đầu bạn chỉ nên đục ít lỗ. Quá ít còn hơn quá nhiều. Bạn có thể dễ dàng đục thêm lỗ nếu không đủ, nhưng bịt lại lỗ đã có sẵn thì không dễ như vậy.

Bước 5: Đào một hố đất cạnh cây muốn tưới. Hố này cần phải đủ sâu để chôn ngập đến cổ chai.

Bước 6: Rót nước vào chai, sau đó đặt chai xuống hố. Lúc này bạn cũng có thể bổ sung thêm phân bón dạng lỏng. Nhẹ nhàng vỗ đất xung quanh chai, cẩn thận đừng để đất lọt vào chai.

Làm hệ thống chai tưới nhỏ giọt

Bước 7: Đậy nắp chai nếu bạn muốn. Nắp chai sẽ giúp giảm tốc độ dòng chảy của nước; điều này rất tốt cho các loài cây không cần nhiều nước hoặc nếu bạn đi vắng một thời gian dài. Nắp chai càng đậy chặt thì nước càng chảy chậm.

Dùng bút lông đánh dấu mực nước trên chai. Kiểm tra lại sau vài giờ. Nếu mực nước không thay đổi, bạn nên vặn lỏng nắp chai một chút. Vặn chặt nắp chai hơn nếu mực nước hạ xuống quá nhiều.

4. Tạo nhà kính tí hon cho chậu cây

Bước 1: Chọn một túi ni lông trong suốt và đủ lớn để trùm kín chậu cây. Túi ni lông sẽ giữ lại độ ẩm mà cây thải ra, sau đó hơi nước đọng lại sẽ rỏ xuống tưới cho cây. Bạn nhớ sử dụng túi ni lông trong suốt để ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua.

Bước 2: Lót một chiếc khăn ẩm xuống dưới đáy túi và đặt chậu cây lên trên. Chiếc khăn sẽ giúp cây giữ độ ẩm và ngăn đất bị khô kiệt. Chỉ đặt số lượng cây vừa đủ lên trên khăn sao cho các lá cây vừa chạm nhau. Nếu thấy các lá cây chen chúc, bạn nên dùng thêm túi khác.

Bước 3: Buộc chặt miệng túi và lấy càng nhiều không khí vào túi càng tốt. Bạn có thể dùng dây chun hoặc dây buộc xoắn để buộc miệng túi. Để chắc chắn hơn, bạn có thể gập phần túi đã buộc xuống và quấn thêm dây chun xung quanh.

Bước 4: Dời cây ra khỏi nơi có ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể để cây trong nhà hoặc ngoài trời, nhưng cần đảm bảo tránh ánh nắng trực tiếp – tuy nhiên nơi có ánh nắng một phần cũng tốt. Nếu bạn đặt cây dưới nắng trực tiếp, cây sẽ bị “nấu chín” do nhiệt tích tụ bên trong túi.

Tạo nhà kính tí hon cho chậu cây

Bước 5: Để các cây lớn hơn trong bồn tắm. Đối với những cây to không thể đặt vừa trong túi ni lông, bạn chỉ cần dùng vải nhựa và vài tờ báo cũ lót bồn tắm, sau đó đặt các chậu cây lên trên, tưới nước cho đến khi báo ướt đẫm và kéo rèm che bồn tắm. Nếu có thể, bạn nên để đèn sáng trong phòng tắm.

5. Làm hệ thống tưới nhỏ giọt bằng dây truyền nước

Bước 1: Đặt bình nước ở nơi cao hơn nơi bạn đặt các chậu cây. Bạn có thể dùng dây thép xuyên qua thành bình chứa nước để tạo dây treo lên cao hoặc đặt lên ghế.

Bước 2: Sau khi mua ống dây dẫn về thì rút đầu mũi kim tiêm (Thật cẩn thận khi rút các mũi tiêm bởi chúng rất dễ đâm vào tay). Loại bỏ phần đầu dây lúc đầu chứa mũi kim tiêm.

Bước 3: Để các dây truyền dịch có nước thì cần phải nối được một đầu đầu dây dẫn với bình chứa nước thống qua các lỗ nhỏ trên nắp bình. Tạo các lỗ nhỏ trên bình chứa nước bằng cách lấy đinh nhỏ đục trên nắp bình, khoảng cách giữa các lỗ khoảng 1cm.

Bước 4: Loại bỏ nắp ở đầu dây truyền còn lại

Bước 5: Nối các đường dây truyền dịch với bình chứa nước thông qua các lỗ đã tạo trước.

Bước 6: Lựa chọn vị trí trên cao để treo bình chứa nước. Vị trí treo bình chứa nước không nên để quá xa so với chậu cây trồng, đồng thời cũng nên treo vị trí sao cho mảnh vườn trông gọn gang và thống thoáng nhất.

Làm hệ thống tưới nhỏ giọt bằng dây truyền nước

Lời khuyên

Bạn sẽ giữ được nước lâu hơn nếu đem chậu cây vào nhà.

Tính toán thời gian bạn vắng nhà. Nếu bạn chỉ đi xa một tuần thì một lần tưới đẫm nước trước khi đi là đã đáp ứng đủ nhu cầu của cây.

Cân nhắc yếu tố thời tiết. Nếu sống trong vùng khí hậu khô nóng, có lẽ một chai nước cắm xuống đất là chưa đủ cung cấp nước cho cây. Bạn nên nhờ hàng xóm tưới cây thì tốt hơn.

Nghĩ về loại cây bạn trồng. Các cây con cần được chăm sóc nhiều hơn cây lớn hơn và đã bén rễ.

Kiểm tra hệ thống tưới vài ngày trước khi đi để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả.

Viết một bình luận