Hồ cá thủy sinh đang ngày càng được người chơi cá cảnh yêu thích, thay vì một hồ cá đơn thuần thì không gian xanh tươi mát mang đến cho người xem cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Việc chăm hồ cá thủy sinh cũng giống như bạn chăm sóc cả vườn cây, bạn được thỏa sức sáng tạo để phối tạo môi trường sinh thái. Để giúp các bạn giảm số lần thất bại khi làm hồ cá thủy sinh, Quang Cảnh Xanh sẽ chia sẻ cũng bạn các bước làm hồ cá thủy sinh cơ bản, tạo ra môi trường sống lý tưởng cho cá và cây thủy sinh.
Cách làm hồ cá thủy sinh
Các bước thiết kế hồ cá thủy sinh
Bước 1: Chọn hồ cá thủy sinh
Sau khi xác định vị trí, đo đặc không gian đặt bể và hình thành ý tưởng về bố cục hồ thuỷ sinh, bạn cần tính toán xem kích thước của hồ như thế nào là phù hợp với vị trí này.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì không nên tự mua kính và hồ về dán bể mà nên mua bể có sẵn hoặc đặt họ làm bể theo kích thước mình yêu cầu, tránh những trường hợp bể dán không chịu được áp lực nước và khối lượng của toàn bể.
Bước 2: Trải lớp nền trồng cây thủy sinh
Hồ thủy sinh sẽ nặng hơn bể cá thông thường vì còn phải trải lớp nền, đây là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây trồng phát triển nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Về cơ bản, lớp nền sẽ có lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ.
Tùy theo kỹ thuật và loại cây muốn trồng mà phần trải lớp nền của mỗi người sẽ có sự khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm trên mạng nhưng vẫn nên thử nghiệm từng bước, nên nhờ người bán tư vấn trực tiếp khi mua sẽ tốt hơn.
Bước 3: Trang bị bộ lọc cho hồ thủy sinh
Bộ lọc hồ cá thủy sinh sẽ giúp bạn điều hòa dòng nước và cải thiện môi trường nước, duy trì môi trường nước trong lành để cá và cây cảnh thủy sinh sinh trưởng tốt, tùy theo kích thước hồ cá mà bạn có thể chọn bộ lọc phù hợp:
– Bộ lọc treo thành bể phù hợp với những bể cá nhỏ dưới 60cm, việc lắp đặt bộ lọc cũng khá đơn giản.
– Lọc tràn được thiết kế cố định tại một góc bể nên chiếm 1 phần thể tích bể, kỹ thuật lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt.
– Lọc ngoài thì bể lọc thường được thiết kế đặt dưới chân bể, thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời và chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.
Bước 4: Sắp xếp bố cục hồ, trồng cây
Sau khi thực hiện xong các bước trên, bạn có thể cho nước vào hồ, nên điều chỉnh lực của dòng nước để dòng chảy của nước không làm ảnh hưởng đến lớp nền đã trải, tránh tình trạng đục nước và xáo trộn lớp nền.
Dùng các viên đá có kích thước đa dạng để phối hợp trang trí cho bể và giữ cho cây thủy sinh bám vào đáy bể. Nên chọn những loại cây dễ sống và sinh trưởng nếu đây là lần đầu tiên bạn làm quen với cách chăm sóc hồ cá thủy sinh.
Để trồng cây, bạn cần chuẩn bị một kẹp loại lớn, dài tầm 30cm trở lên để kẹp phần rễ cây và trồng chúng xuống dưới lớp sỏi. Vì đây là môi trường nước nên lớp sỏi đã sẽ rời rạc hơn bình thường nên nếu dùng tay thì bạn sẽ không thể cố định chúng được.
Bước 5: Lắp đèn huỳnh quang
Đèn màu là một trong những yếu tố khá quan trọng đối với bể cá thủy sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật tự nhiên nên bạn hãy cẩn trọng khi chọn những chiếc đèn huỳnh quang t8, t5, đèn led hoặc đèn cao áp metal.
Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Các loại đèn màu xanh, hồng….cho bể cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho bể thủy sinh. Chỗ đặt bể càng khuất càng tốt vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong bể. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Bể cũng cần có chiều rộng (bề ngang) không quá hẹp để dễ bố trí cây theo hướng xa – gần, cao xa phía trong và thấp dần ở phía trước….
Bước 6: Điều chỉnh nhiệt độ.
Nhiệt độ thích hợp cho bể thủy sinh thường là dưới 290c là phù hợp. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính)…
Ngoài nhiệt độ ra, chúng ta cũng nên chú ý để nồng độ CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những bể trồng nhiều cây.
Sau khi hoàn thành việc setup hồ cá thủy sinh, bạn không nên thả cá vào bể ngay mà nên để cây trồng phát triển, thích nghi với môi trường này trước 7-10 ngày, khi hệ sinh thái trong hồ đã ổn định thì bạn cá thể mua cá bỏ vào hồ, bạn nên hỏi người bán cá xem loại nào không cắn nhau, không ăn cây thủy sinh trước khi mua.
Các lưu ý khi chơi hồ cá thủy sinh
Thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ, tạo điều kiện môi trường thuận lợi sự phát triển khỏe mạnh của các loại cây thủy sinh và cá sống trong bể.
Bộ cung cấp khí CO2 sẽ làm chậm quá trình đóng rêu, bình sẽ trong hơn và cây sinh trưởng khỏe hơn vì vậy nếu điều kiện kinh tế cho phép thì bạn nên trang bị thêm bộ cấp CO2 cho hồ cá thủy sinh nhà mình.
Thời gian đầu bạn nên trồng các dòng cây có thể cắt cắm vì chúng hấp thụ dinh dưỡng nhanh, giảm thiểu chất dư thừa tạo cơ hội cho rong rêu phát triển, hãy kiên nhẫn tìm hiểu và thử nghiệm.
Mục lục