Lưỡi hổ thuộc nhóm cây mọng nước, không có thân, mọc thẳng đứng, chiều dài từ 30-80 cm. Lá lưỡi hổ dày, cứng, dạng giáo hẹp mọc thành bụi 5-6 lá. Cây lưỡi hổ có khả năng làm sạch không khí, giảm ô nhiễm. Cây lưỡi hổ Có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Do vậy, cây phù hợp để ở phòng khách, phòng làm việc và làm cây nội thất, nhất là nơi ường xuyên sử dụng máy tính. Lưỡi hổ còn được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác, với hàm ý chúc may mắn, cầu bình an và tài lộc cho người nhận.
Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ
Tập tính: Cây lưỡi hổ có khả năng chịu được khô hạn, ưa sáng và nhiệt độ ấm áp, tuy nhiên cây cũng có thể sống trong bóng râm. Cây sợ úng nước dư nước. Cây sinh trưởng khỏe mạnh khi được trồng trong loại đất pha cát có tính thoát nước tốt.
Ánh sáng: Cây lưỡi hổ trồng trong chậu không thích hợp đặt ở vị trí thiếu ánh sáng trong thời gian dài, nên thường xuyên để cây tiếp xúc với ánh nắng. Nếu không, lá cây sẽ trở nên tối màu và cây sẽ thiếu sức sống. Nhưng cũng không nên đột ngột chuyển cây từ vị trí lối ra ngoài nơi có ánh nắng, mà nên có quá trình quá độ.
Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ thích hợp với khí hậu ấm áp. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20-30°C. Cây không chịu được ré, nếu nhiệt độ thấp hơn 13 độ C, cây ngừng sinh trưởng. Để bảo vệ cây sống qua mùa đông, thì nhiệt độ không được thấp hơn 8°c. Khi nhiệt độ thấp, lá sẽ bị thối rữa bắt đầu từ phần cuống, khiến cho cây bi chết. Vì thế, vào mùa đông cần làm tốt công việc giữ ấm, chóng rét để giúp cho cây có thể sống sót qua mùa đông. Vào mùa hè, nên để cây ở nơi thoáng gió và tăng cường công tác hạ nhiệt.
Đất trồng: Cây lưỡi hổ có tính thích nghi rất tốt, sức sống bền bỉ không cần phải chăm sóc nhiều. Nếu trồng trong chậu có the pha trộn 3 phần đất vườn với 1 phần xi than để làm đất trồng. Sau đó bón lót bằng một ít bã đậu phụ trộn với phân gia cầm.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Tưới nước: Trồng cây lưỡi hổ, không nên tưới nhiều nước. Chỉ cần giữ cho đất trồng hơi ẩm ướt là được. Tưới nước nhiều sẽ khiến cho lá bị nhạt màu, thậm chí cây bị thối rễ mà chết. Việc tưới nước cần tuân thủ nguyên tắc “có lúc khô có lúc ướt, nhưng khô nhiều hơn ướt”. Đặc biệt vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí đều cao thì dễ khiến cho rễ và củ của cây bị thối. Mặc dù khô hạn trong thời gian dài không khiến cho cây bị khô héo, nhưng cây thiếu nước sẽ khiến cho lá trở nên mỏng và nhỏ lại, mất đi vẻ bóng mượt. Nếu trồng lưỡi hổ ngoài trời thì vào những ngày mưa cần phải kiểm tra xem nước có bị ứ đọng trong nhiều trong chậu hay không. Mùa đông chỉ nên tưới ít nước, việc giữ cho đất trong chậu khô ráo có tác dụng nâng cao khả năng chịu rét của cây.
Bón phân: Cây lưỡi hổ có thể sống trên đất cằn cỗi, lâu ngày bón phân một lần cũng được. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển tốt thì trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bạn cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali kết hợp bón thúc một lần. Bón phân đạm trong thời gian dài sẽ khiến cho vằn trên bề mặt lá trở nên nhạt đi. Đặc biệt là loại cây lưỡi hổ mà vằn có nhiều màu sắc khác nhau, thì cần chú ý tránh chỉ bón nguyên phân đạm. Nếu không, màu sắc sặc sỡ của vằn trên lá sẽ bị phai nhạt và trở thành màu xanh. Vào mùa thu, nên ngừng bón phân đạm, mà cần bón nhiều phân lân và phân kali hơn, để nâng cao khả năng chịu rét của cây. Mùa hè và mùa đông nên ngừng bón phân.
Cắt tía, tạo dạng: So với các loài thực vật xanh khác được nuôi trồng ở gia đình, thì cây lưỡi hổ có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Vì thế, khi cây đã mọc đầy chậu, cần phải tiến hành cắt tỉa thủ công, chủ yếu là tỉa bớt những chiếc lá già và lá ở những vị trí mọc quá dày, quá tốt để giúp cho cây có không gian sinh trưởng,
Nhân giống: Để nhân giống cây lưỡi hổ, bạn có thể sử dụng phương pháp giâm lá hoặc tách cây. Thời gian thích hợp cho việc giâm hom là từ mùa xuân đến mùa hè. Cắt lá thành từng khúc có chiều dài 15 cm, sau đó đem giâm vào trong đất cát hoặc mùn cưa, chú ý giữ ẩm. Khoảng 3 tháng sau, có thể mọc rễ. Khi giâm lá lưu ý, không được đặt ngược chiều. Đối với cây con có được bằng phương pháp giâm lá, thì những vằn trên bề mặt lá rất dễ biến mất. Lưu ý, cây lưỡi hồ sọc vàng khi giâm hom từ 1 lá cây mẹ, cây con rất dễ bị mất màu sọc vàng và chuyển thành màu xanh 100%. Để cây ươm giữ được màu sọc vàng từ cây mẹ, bạn nên chọn lá già và để nguyên lá rồi ươm xuống đất., cây con mọc lên sẽ giữ được màu sọc vàng từ cây mẹ.
Nhân giống bằng phương pháp tách cây có thể tiến hành quanh năm. Nhưng tốt nhất nên tiến hành tách cây vào mùa xuân và mùa hè. Khi ở phần gốc của cây trưởng thành mọc ra cây con, có thể cắt và trồng ở chỗ khác, để có được cây mới.
Phòng chống sâu bệnh: Khi chăm sóc cây lưỡi hổ, bạn có thể thấy một số dấu hiệu bệnh thường gặp như:
– Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: dư nước.
– Lá bị thâm đen và mềm: nhiệt độ quá thấp.
– Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.
– Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: thiếu ánh sáng.
– Lá con quá mềm: bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian.
Để phòng tránh cần có biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải theo sự hướng dẫn.
Những điều cần biết trong cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Trong quá trình trồng và thực hiện cách chăm sóc cây lưỡi hổ, chắc chắn mọi người sẽ gặp một số vấn đề cần được giải đáp. Chẳng hạn như cách nhân giống thế nào, nên đặt cây lưỡi hổ ở đâu trong nhà… tất cả sẽ được gợi ý ngay bây giờ.
– Cách nhân giống cây lưỡi hổ: Cây lưỡi hổ có thể được nhân giống thông qua việc tách bụi hoặc giâm lá.
Khi trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ, chúng ta sẽ thấy được lưỡi hổ tự mọc các chồi con từ dưới đất. Như vậy, để nhân giống thì chỉ cần đợi khoảng 3 – 4 tuần để chồi con phát triển và đủ lớn. Đến lúc đó, việc lấy cây ra khỏi chậu, loại bỏ bớt đất ở phần chồi, dùng dao sạch khử khuẩn bằng cồn 70 độ để tách chồi ra.
Đối với những phần chồi này, không nên thực hiện cách trồng ngay mà cần cách chăm cây lưỡi hổ hợp lý, nên phơi cây ở nơi thoáng mát trong 1 – 2 ngày để khô vết cắt, sau đó mới bắt đầu trồng. Có thể tham khảo thêm cách nhúng cây vào bột kích rễ, để chồi còn phát triển tốt hơn.
Đối với hình thức giâm lá, thường thì cây mới sẽ mọc lên từ gốc mép lá. Dù vậy, phương pháp ươm cây từ lá này thường sẽ rất lâu, tốn rất nhiều công sức cho cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ mà tỷ lệ thành công rất thấp. Vì nếu không cẩn thận, lá ươm dễ bị úng nước hoặc thối gốc.
– Cứu cây bị úng rễ thế nào: Trong cách chăm sóc cây lưỡi hổ như thế nào, chắc hẳn nhiều người rất sợ gặp phải tình trạng úng rễ. Khi cây có mùi tanh thối, gốc lá bị nhũn nước và rũ xuống, đó là dấu hiệu cho thấy ta tưới nước quá nhiều hoặc cây bị nấm. Để cứu cây nhanh chóng, nên lấy cây ra khỏi chậu và rửa sạch phần rễ dưới vòi nước.
Dùng khăn giấy để cây được khô hẳn, sau đó cắt tỉa những phần bị hỏng hợp lý và khử trùng bằng dung dịch cồn hoặc nước sôi. Lúc này, việc chăm cây lưỡi hổ có thể ngâm phần rễ khỏe mạnh vào dung dịch trị nấm để tiêu diệt những mầm bệnh còn sót lại, rồi trồng lại phần cây khỏe vào đất mới và chậu đã được vệ sinh.
– Cây lưỡi hổ có độc không: Đối với cách chăm sóc cây lưỡi hổ viền vàng, mọi người cần phải hết sức lưu ý bởi cây có chứa chất độc Saponin gây độc nhẹ, có thể gây ra tình trạng rối loạn đường tiêu hóa nếu ăn phải. Thế nên, cần phải lựa chọn vị trí phù hợp cho cây, tránh để trẻ em tiếp xúc gần với cây.
– Đặt cây ở đâu trong nhà là hợp lý: Cây lưỡi hổ không hề kén vị trí đặt, miễn là nơi có nhiều ánh sáng. Nếu muốn, ta có thể đặt ở ngoài phòng khách để tiện hơn trong việc thực hiện cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà. Song song với đó, nhờ khả năng hút được các bức xạ điện từ, nên việc đặt lưỡi hổ trên bàn làm việc hoặc gần tivi cũng là sự lựa chọn hoàn hảo.
Ngay cả khi đặt cây lưỡi hổ ở trong phòng ngủ cũng là một quyết định sáng suốt, bởi cây có thể thở ra khí oxi vào ban đêm thông qua chu trình cam, không lo sợ đến tình trạng bị ngộp. Nhưng lưu ý rằng, cách chăm sóc cây lưỡi hổ sẽ gặp một vài cản trở khi đặt cây ở phòng ngủ.
– Tác dụng của cây lưỡi hổ: Nhắc đến tác dụng của cây lưỡi hổ, thì chắc hẳn người chăm sóc cây lưỡi hổ sẽ không ngờ đến những ứng dụng sau đây.
Cây lưỡi hổ được trồng trong nhà cũng giống như đầu tư một máy lọc không khí vậy, khả năng lọc không khí cả ngày lẫn đêm nên chắc chắn không gian sống của gia chủ sẽ trong lành hơn rất nhiều.
NASA đã từng nghiên cứu và có công bố chính thức về những công dụng của cây lưỡi hổ, trong đó không thể không nhắc đến việc hấp thụ độc tố với khoảng 107 độc tố khác nhau. Đặc biệt, nếu cách chăm cây lưỡi hổ đúng cách thì việc hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường, không khí quanh ta càng được nâng cao hơn nữa. Trong số các độc tố được hấp dẫn, rất nhiều loại có thể gây ra bệnh ung thư trên con người.
Cây lưỡi hổ còn được sử dụng để chữa một số bệnh rất hiệu quả, mặc dù công dụng có thể còn hạn chế nhưng lại rất hữu dụng vào những thời điểm quan trọng. Chẳng hạn như khàn tiếng, ho hay viêm họng thì chỉ cần từ 6 – 12g lá đã được rửa sạch, nhai cùng với muối và ngậm nuốt dần. Còn với viêm tai giữa, chỉ cần hơ lá trên lửa đến khi hơi héo, nóng rồi giã lấy nước nhỏ vào tai.
– Tuổi nào hợp với cây lưỡi hổ: Trong phong thủy, lưỡi hổ được xem là loại cây rất tốt, đã vậy còn giúp bảo vệ sức khỏe… thế nên hẳn là ai cũng muốn trồng và thực hiện cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong không gian sống của mình. Tuy nhiên, nếu chú trọng đến yếu tố phong thủy và muốn đạt hiệu quả tốt nhất, nên tìm hiểu xem cây thật sự hợp với tuổi nào.
Phần lá nhọn hình lưỡi dao, có màu xanh và viền vàng nên cực kỳ thích hợp với những ai mệnh Thổ và Kim. Thông qua cách chăm sóc cây lưỡi hổ như thế nào, người mệnh Thổ và Kim sẽ được lá bùa hộ mệnh, tương sinh.
Người mệnh Thổ và Kim có bản mệnh màu vàng, kết hợp với màu sắc đặc trưng của cây lưỡi hổ khi được chăm cây lưỡi hổ cần thận, sẽ là yêu tố phong thủy bổ sung trong cuộc sống. Chỉ với một cây lưỡi hổ, cũng sẽ giúp cho hai mệnh này phát huy được vận thế rất tốt, thành công hơn nữa trong sự nghiệp, công việc thuận lợi.
Trong cách trồng và cách chăm sóc cây lưỡi hổ viền vàng, cần phải để ý đặt cây ở hướng Nam. Trường hợp diện tích không được như ý, chú ý đến kích thước của cây cũng như độ rậm rạp, tránh việc đón ánh sáng chiếu cũng như hạn chế gặp may mắn khi trồng.
– Cây lưỡi hổ có mấy loại: Có tổng cộng 12 loại lưỡi hổ khác nhau từ hình dạng cho đến màu sắc, trong đó bao gồm cây lưỡi hổ Laurentii, cây lưỡi hổ Futura Superba, cây lưỡi hổ Bartels Sensation, cây lưỡi hổ Black Gold Extreme, cây lưỡi hổ Hoblack Gold Superba, cây lưỡi hổ Cylindrica, cây lưỡi hổ Dwarf Laurentii, cây lưỡi hổ Futura Robusta, cây lưỡi hổ Golden Hahnii, cây lưỡi hổ Gold Flame, cây lưỡi hổ Silver Queen, cây lưỡi hổ Whitney.