CÂY BÀNG

(2 đánh giá của khách hàng)

Loại cây ý nghĩa và thân thuộc của tuổi học trò

Cây bàng là cây được trồng nhiều ở sân trường học và đã trở nên thân thuộc với nhiều lứa tuổi học trò.

Điều hòa không khí, tạo bóng mát.

Bàng được trồng trong khu vực nhiệt đới như là một loại cây cảnh hay để lấy bóng râm nhờ tán lá lớn và rậm. Tạo ra bóng mát, không gian thư giãn làm cho tinh thần con người thêm sảng khoái, đầu óc thư thái hơn rất nhiều dưới những ngày trời nắng gắt.

Mang lại lợi ích trong cuộc sống

Quả ăn được và có vị hơi chua. Hạt bàng thì dùng làm nguyên liệu để chế biến thành mứt. Gỗ có màu đỏ, rắn chắc và chống thấm nước khá tốt, tại Polynesia người ta dùng nó để đóng các loại canoe (xuồng gỗ).

Mã: CAB Danh mục: ,

Mô tả

Cây bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea. Cây được trồng phỏ biến ở tất cả các địa phương trên cả nước, tuổi thơ chúng ta không ai là không gắn bó với cây bàng, sân trường. Ngoài làm cây bóng mát, bàng còn là một thảo dược quý.

Tên khoa học: Terminalia special
Họ: Trâm bầu (Combretaceae)

Đặc điểm nổi bật của cây bàng

Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn, cây thân to chiều cao cây nếu được trồng trong điều kiện thích hợp có thể cao tới 25m. Cành bàng mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái ô che mát. Thân cây bàng có màu nâu, nhẵn, thân mọc cao mới bắt đầu phát nhánh cành.

Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa; chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Quả thuộc loại quả hạch dài 5–7 cm và rộng 3-5,5 cm, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.

Lá cây bàng to có hình chiếc thìa, đầu tròn, mặt trên lá nhẵn mặt dưới lá bàng có lông màu hung nhạt phiến lá dài khoảng 20-30cm, rộng 10-13cm. Lá cây có màu xanh đậm, lá non có màu xanh cốm đẹp mắt, lá mọc dày sát nhau. Bàng là cây rụng lá, cứ vào độ cuối thu lá bàng rụng hết để trơ ra cây bàng với toàn cành nhánh trơ trọi. Vào mùa xuân bàng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, lá xanh tốt nhất vào mùa hè như muốn tạo thêm những khoảng xanh mướt làm giảm đi cái nắng của mùa hè.

CÂY BÀNG

Công dụng của cây bàng

Cây bàng được trồng nhiều ở công viên, sân vườn, vỉa hè, dọc những con phố…có tác dụng tạo bóng mát, làm dịu đi cái nắng gắt. Cây bàng còn giúp hút khí độc hại, khói bụi làm cho bầu không khí thêm trong lành, mát mẻ hơn. Ngoài ra cây bàng còn có khá nhiều công dụng khác nữa, cụ thể:

Cây bàng còn có tác dụng làm dung dich ngâm rửa vết thương có mủ hay chữa chứng cảm sốt có ho, chữa cảm sốt nhức đầu.

Công dụng của vỏ và thân cây bàng

Vỏ cây bàng được dùng trong điều trị cac trường hợp đau ốm hay cáu gắt bột phát và bệnh lỵ.
Nước sắc vỏ cây bàng cũng được dùng trong điều trị bệnh lậu, đau dạ dày, chuột rút, tiểu đường và giúp lợi tiểu, trợ tim, giảm đau đầu.

Công dụng của lá bàng

Lá bàng chứa nhiều hoạt chất quý như tanin, saponin…, có màu xanh và ngả dần sang màu nâu đỏ, màu vàng khi già. Lá bàng khi tươi và khi chín, rụng đi đều được dùng trong y học với các cách trị liệu và công dụng khác nhau.

Đối với lá bàng tươi: Người ta dùng búp lá bàng non hay lá bàng tươi, phơi khô, đun nước rồi uống như trà để điều trị tiêu chảy, chứng bí mồ hôi. Búp lá bàng non còn được dùng để điều trị bệnh ghẻ, sâu quảng (phơi khô, tán bột, rắc lên). Bên cạnh đó, người ta còn xào lá bàng tươi rồi bó vào chỗ đau nhức để giảm đau.
Ngoài ra, nước ép lá bàng non còn được dùng để làm giảm ghẻ ngứa, các bệnh về da, nhức đầu và đau bụng.

CÂY BÀNG

Đối với lá bàng chín rụng: lá bàng khi ngả chín có màu nâu đỏ được dùng trong điều trị các bệnh về gan, trừ giun. Chiết xuất từ lá bàng khô rụng còn được phát hiện có khả năng kiểm soát diễn biến bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

Đối với nhựa của lá bàng non, người ta trộn chúng với dầu từ nhân hạt bàng để điều trị bệnh hủi.

Lá bàng có tác dụng chữa giảm sốt: lấy 15g lá bàng sau đó rửa sạch, thái nhỏ đem phơi khô rồi trộn với 10g lá kinh giới, 12g lá bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô, sau đó sắc lấy nước uống, ta chỉ cần uống 1 lần khi nước còn nóng sau đó đắp kín chăn cho ra mồ hôi đảm bảo sẽ khỏi rất nhanh chóng.Còn để chữa chứng cảm sốt, đau đầu thì lấy 15g lá bàng trộn cùng 5g lá hoắc hương, 10h vỏ quýt, thêm vào 3 lát gừng rồi sắc lấy nước uống, cứ thế mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn khoảng 15 phút và lưu ý uống ngay khi còn nóng nhé.

Công dụng của quả bàng

Quả bàng thuộc loại quả hạch, có một hạt cứng bên trong, khi non có màu xanh và khi chín ngả sang màu nâu đỏ rồi chuyển dần thành vàng. Phần thịt quả có vị chua, nhân hạt có vị ngọt, chứa nhiều dầu, thường được thu nhặt về, phơi khô, đập bỏ vỏ cứng rồi lấy nhân hạt bên trong chế biến thành thức ăn (thường là làm mứt). Nhân hạt bàng chứa nhiều khoáng chất như kali, can xi, magie, natri…

Tăng cường sinh lý: Nghiên cứu cho thấy hạt bàng được dùng để hồi phục, điều hòa chức năng của các cơ quan sinh sản ở nam giới. Vì thế, nó được dùng như một loại thuốc kích dục, điều trị xuất tinh sớm, loãng tinh dịch.
Giảm say tàu xe: Ngoài ra, quả bàng còn được dùng trong điều trị bệnh hủi, nhức đầu và giúp giảm tình trạng buồn nôn khi đi tàu xe.

CÂY BÀNG

Cách chăm sóc cây bàng:

Cây bàng ta không cần nhiều công chăm sóc, có thể chỉnh tán cây cho phù hợp với không gian trồng.

Thường xuyên làm vệ sinh dưới gốc cây, làm cỏ dại, vun gốc để cây được phát triển tốt hơn.

Ánh sáng : Cần ánh sáng mặt trời đầy đủ, không trồng cây nơi ram mát.

Đất: Đất thoát nước tốt

Nước: Trung bình

Nhiệt độ: 20 đến 30 độ C

Phân bón: Áp dụng bất kỳ loại phân bón hữu cơ nào.

Bón phân NPK theo định kỳ từ 2 -3 tháng/ lần, với lượng phân vừa đủ từ 50 – 100g/gốc tùy vào cây lớn nhỏ khác nhau. Tránh bón phân quá gần gốc sẽ dễ làm chết cây.

Sâu bệnh: Đến mùa thay lá cây hay có sâu cho nên khi chúng chuyển mùa thay lá ta nên phun thuốc trừ sâu đề phòng.

2 đánh giá cho CÂY BÀNG

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÂY BÀNG”