CÂY THẰN LẰN

(1 đánh giá của khách hàng)

Cây thằn lằn dễ sống, không tốn công chăm sóc 

Cây không cần chăm sóc nhiều, không cần cắt tỉa, hầu như không có sâu bệnh nên trồng và chăm sóc cây thằn lằn không tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng vẫn có một không gian sống xanh và đẹp.

Cây chống nắng tốt, làm mát ngôi nhà bạn

Cây mọc bám trên các tảng đá hay tường gạch trụ cổng, tường rào chịu được nắng gắt, bao bọc ngôi nhà của bạn khỏi ánh nắng mặt trời, tạo một màu xanh mát.

Mô tả

Cây thằn lằn (tên gọi khác như cây thằn lằn bò, dây thằn lằn, cây vẩy ốc) là một loại cây thường xanh thân bò, bám rất chắc trên nhiều bề mặt như đá, gỗ, tường nên ở các ngôi ngôi nhà có sân vườn, biệt thự, khu nghỉ dưỡng…, người ta thường trồng và để cây thằn lằn leo tường, bò lan ra đất nhằm tạo vẻ cổ kính, mang lại sự mát mẻ, xanh tươi cho ngôi nhà.

Đặc điểm của cây thằn lằn

Cây thằn lằn là loại cây trầu cổ có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền. Cây dạng thân gỗ, các nhánh nhỏ có thể vươn xa và bám chắc chắn. Với dạng dây leo cho nên cây thằn lằn có thể lan rộng ra khắp nơi, bám chặt bởi phần dây và lá thì sẽ phát triển tự do. Lá thằn lằn nhỏ và đầu lá có hình trái tim như dạng vảy ốc nên cũng có tên gọi là Vảy ốc.

Cây thằn lằn ưa sáng và có thể sinh trưởng tốt ở môi trường ẩm, đặc biệt cây không cần chăm sóc quá nhiều như những loại khác. Dây thằn lằn được khá nhiều người lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà của mình bởi cây phù hợp với mọi thời tiết, trồng đơn giản và sinh sôi nảy nở tốt. Nhất là tại các khu nghỉ dưỡng thì trồng dây thằn lằn rất hợp lý vì giá thành rẻ, lại không tốn nhiều thời gian chăm sóc.

Công dụng của cây thằn lằn

cây thằn lằn

Cây bám rất chắc lại trồng rất dễ cho nên người ta thường trồng để làm cảnh, giúp ngôi nhà trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn. Chúng ta cũng dễ thấy những dàn thằn lằn trải dài trên các ngôi nhà biệt thự hoặc các khu nghỉ dưỡng, đặc biệt là gần biển.

Với những dây thằn lằn leo tường phát triển tốt sẽ rất đẹp, nhìn vào như một bức thảm xanh mướt rất dễ chịu. Vì thế thường được trồng ở các cột cổng nhà, bờ tường để vừa tạo bóng mát lại vừa thẩm mỹ.

Ngoài việc có thể làm cảnh thì cây thằn lằn đá còn có nhiều công dụng để chữa bệnh, đây là một vị thuốc trị xương khớp rất hiệu quả.

Cách chăm sóc cây thằn lằn

Chúng ta nên trồng cây ở nên có nhiều ánh sáng bởi vì đây là loại cây phát triển rất tốt khi có nhiều ánh sáng. Khi mới trồng nên thường xuyên tưới nước, đây là nguyên tắc không chỉ ở cây thằn lằn mà còn của tất cả các loại cây khác nữa. Nhưng đối với thằn lằn khi đã trưởng thành, có thể lan rộng ra khắp vùng thì không cần phải tưới nước thường xuyên nữa vì đây là loại cây chịu được nắng nóng rất tốt.

Đất: Cây không quá kén đất vì thế có thể trồng ở bất kỳ loại đất nào, tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt thì nên trồng ở những nơi đất tơi xốp, nhiều nguồn dinh dưỡng.

Ánh nắng: Trồng cây thằn lằn ở nơi nhiều nắng, nhiều ánh sáng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn, lá xanh hơn. Nhưng cây thằn lằn vẫn có thể sinh trưởng ở nơi râm mát, ít nắng.

Nước: Dây thằn lằn chịu được nắng nóng, mưa dài ngày và không cần nhiều nước vì vây cho dù trời nắng, cây cũng không cần tưới thêm nước hay khi mưa nhiều dài ngày cũng không sợ cây bị úng.

Nên thường xuyên cắt tỉa những lá vàng úa, để không làm mất mỹ quan và giúp cây có thể phát triển tốt hơn.

Nếu muốn tốc độ nảy chổi và phủ kín tường của cây thân leo nhanh hơn thì tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và bón thêm một ít phấn bón lá (nhưng không cần phải thường xuyên).

cây thằn lằn

Cách nhân giống cây và trồng thằn lằn con

Dây thằn lằn thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Nếu mua ngoài bạn nên chọn những cành bánh tẻ và có chồi xanh tốt vì đấy mới là những cành khỏe mạnh, có thể dễ dàng nhân giống để có thể có một cây mới chất lượng.

Cắt một đoạn nhỏ dài khoảng 20-30 cm, cắm vào chậu đã chứa đất, tưới nước vừa đủ ẩm. Sau đó, đặt chậu ở nơi mát mẻ, ẩm và nhiều ánh sáng tự nhiên để cành giâm nhanh phát triển. Khi cành giâm đã ra nhiều rễ và mọc chồi thì mang đi trồng.

Đất trồng cây thằn lằn có thể là đất thịt, đất thịt pha, đất cát…vì nó có khả năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Đào một lỗ phù hợp kích thước của cành đã giâm được mang đi trồng, đặt cành vào lỗ, lấp đất lại, tưới nước.

Trong giai đoạn giâm cành và mới trồng, thì cần đảm bảo đủ lượng nước để cây phát triển tốt.

1 đánh giá cho CÂY THẰN LẰN

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÂY THẰN LẰN”