CÂY LỤA

(6 đánh giá của khách hàng)

Tên gọi phổ biến: Cây Lụa – Cây Lá Lụa.
Tên gọi khác: Cây Mót, Đọt Mót.
Tên khoa học: Cynometra Ramiflora Linn.
Họ thực vật: Họ Vang (Caesalpiniaceae).
Tuổi thọ: Sống lâu năm.
Nguồn gốc: Châu Á
Nơi sinh sống: Thường xuất hiện ở ven suối, kênh rạch, rừng ngập mặn, đầm lầy, ven biển.

Mã: CALU Danh mục: ,

Mô tả

Sở hữu cái tên khá lạ đó là bởi cây Lụa có đặc điểm mềm mỏng, mặt lá trơn và lá mịn nên người miền Nam hay gọi đây là cây Lụa hoặc cây Lá Lụa. Dựa trên tìm hiểu của Quang Cảnh Xanh, thì loại cây này mang đến rất nhiều công dụng trong cuộc sống, mỗi bộ phận đều mang đến những giá trị riêng biệt.

Đặc điểm nổi bật của Lụa

Cây Lụa thuộc cây thân gỗ thẳng đứng với tán lá dày, xanh mượt như lụa buông rủ xuống gốc. Kích thước trung bình của cây thường đạt 15 – 20m, nếu được trồng ở những nơi có đất giàu dinh dưỡng, kích thước cây có thể phát triển lên đến 30m là chuyện bình thường.

CÂY LỤA

Phần lá thuộc dạng kép chẵn, gồm 2 cặp lá chét to một cặp ở đầu cành và một cặp kế tiếp cách nhau khoảng 5 – 10cm. Khi lá còn non, chúng thường sẽ có màu trắng và dần chuyển sang màu hồng rồi sau đó chuyển sang màu xanh khi già. Ngoài mềm, mỏng thì lá cây Lụa có hình bầu dục thuôn dài, chóp hơi nhọn và cuống ngắn.

Hoa của cây thường sẽ nở thành cụm, cứ 1 – 2 cụm ngắn nở ra từ phần nách lá, canh hoa có màu trắng và nhụy màu nâu, số lượng hoa khá ít và thường nở vào tháng 6 – 8. Quả của cây khá cứng, có màu nâu khi già và vỏ thường xù xì có lông. Bên trong quả sẽ có 1 -2 hạt màu trắng, có thể thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

Công dụng của cây Lụa

Như đã giới thiệu ở trên, cây Lụa được ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống hiện nay, điển hình trong số đó có:

Ăn uống: Dù không xuất hiện bên cạnh các món ăn phổ biến của nước ta, nhưng lá Lụa thường được làm gia vị dành cho các món kho hoặc canh chua. Đối với những lá non, các đầu bếp còn dùng chúng để ăn gỏi sống, nấu lẩu và giúp cho vị của món bánh Xèo hấp dẫn hơn.

Sức khỏe: Chiết xuất từ cây Lụa sở hữu rất nhiều hợp chất có lợi có sức khỏe, theo y học hiện đại thì hợp chất từ cây có kháng khuẩn mạnh và ngăn chặn ung thư rất tốt. Còn ở y học cổ truyền, các bộ phận như lá, rễ và tinh dầu từ hạt đều có khả năng chữa bệnh như ghẻ, ngứa ngoài da và được sử dụng để bào chế thành thuốc tẩy, xổ.

Công dụng khác: Song song với những công dụng tuyệt vời trên, thì cây Lụa còn được làm cây cảnh tăng tính thẩm mỹ dành cho sân vườn, công trình đô thị thêm xanh sạch đẹp. Thậm chí, gỗ của cây còn được tận dụng để tạo ra những sản phẩm nội thất ngắn hạn như bàn, ghế, vật liệu trong xây dựng.

Cách chăm sóc cây Lụa

Cây Lụa không cần phải chăm sóc kỳ công, vẫn có thể sống tốt và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải để ý đến một vài chi tiết quan trọng sau.

CÂY LỤA

Tưới nước: Mỗi ngày nên tưới nước cho cây, độ ẩm của đất càng cao càng giúp cây phát triển tốt hơn. Ngay sau khi trồng thì nên tưới ngay lập tức, duy trì lượng nước tưới vừa phải sau khi trồng đến 2 tháng kế tiếp. Sau 2 năm chăm sóc, việc tưới nước không nhất thiết phải thường xuyên nhưng vẫn cần bổ sung thêm nước vào mùa khô, thời kỳ ra hoa kết trái.

Bón phân: Trồng cây lụa được 10 – 15 ngày, bổ sung thêm một số loại phân phù hợp để kích thước ra rễ, giúp cho cây có bộ rễ khỏe hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Sau 20 ngày kể từ lúc bón phân, tiếp tục lặp lại lần 2 và sau 20 ngày tiếp theo lặp lại lần 3.

Chú ý, tùy thuộc vào số tuổi của cây Lụa mà chúng ta nên bón các loại phân dạng viên tan chậm hoặc bón theo năm tuổi của cây.

– Năm 1: Bón phân NPK, mỗi cây bón khoảng 100g duy trì 3 lần trong năm.

– Năm 2: Tiếp tục bón NPK nhưng tăng số lượng 200g duy trì 3 lần trong năm, nếu cây sinh trưởng kém thì bón thêm 1 đợt nữa.

– Năm 3 trở lên: Thời điểm này cây gần như đã phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn cần dinh dưỡng để ra quả, tăng số lượng 1kg duy trì 4 – 5 lần trong năm.

Cây Lụa bắt đầu ra quản, tiếp tục bón thêm một số phân trung lượng, vi lượng và phân chuồng để tạo ra độ tơi xốp cho đất.

Cắt tỉa: Loại bỏ những lá già úa, cành tăm, cành khuếch tán và những cành không đủ điều kiện ra hoa kết quả, bấm ngọn thường xuyên để cây không quá cao, giảm gánh nặng tác động lên đây. Thời điểm cây cao được 2m, bấm ngọn chính để hãm chiều cao, giúp cây phân ra cành ngang.

Một số lưu ý khi trồng Lụa

Nếu quan tâm đến những vấn đề như nhân giống và chọn giống, chọn đất trồng và cách trồng cũng như thời vụ trồng, mật độ trồng… thì cần phải để ý đến những yếu tố sau.

CÂY LỤA

Nhân giống và chọn giống: Để nhân giống cây Lụa, thường sẽ sử dụng hạt hoặc chiết cành. Ưu tiên chọn những cây Lụa trưởng thành không có sâu bệnh, phát triển mạnh mẽ để chiết cành. Chọn giống từ cách gieo hạt, chọn những cây có kích thước từ 30 – 50cm, mọi bộ phận của cây không bị tổn thương để chắc chắn khi trồng xuống đất sẽ sống sót tốt.

Đất trồng và cách trồng: Phù hợp với mọi đất nền, nên dù được trồng ở vùng ngập mặn hay nước ngọt đều phù hợp. Nếu muốn cây phát triển tốt nhất, nên chọn các vùng ven biển, sông, gần đầm lầy. Kích thước hố trồng phải đạt được diện tích 30 – 30 x 30cm, mỗi hố cần phải có ít nhất 1 – 2kg phân chuồng rồi mới hãy trồng cây.

Trước khi trồng, cần xé bầu nilon nhẹ nhàng và đặt vào hố đã chuẩn bị sẵn. Ấn nhẹ xung quanh bầu đất giúp cho việc cố định chắc chắn hơn, tiếp tục cắm cọc tre cố định giúp cây đứng thẳng. Đừng nên trồng cây quá sâu, điều này sẽ khiến cây bị nghẹt rễ hồi phục rất lâu, chỉ nên lấp đất mặt bầu ngang với mặt đất.

Thời vụ và mật độ: Được trồng ở bất kỳ đâu đi chăng nữa, cũng phải ưu tiên trời mưa mới bắt đầu trồng. Về mật độ, khoảng cách phù hợp giữa các cây Lụa nên là 5m, hàng x hàng khoảng 6 – 7m, nếu muốn có thể trồng xen kẽ những cây họ đậu để giữ ẩm cho tất, tạo nguồn phân xanh khi già cỗi.

6 đánh giá cho CÂY LỤA

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÂY LỤA”