CÂY LỘC VỪNG

(1 đánh giá của khách hàng)

Cây bóng mát có dáng đẹp cho hoa xinh

Lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ trồng lâu năm, cây có cành nhánh khá nhiều vì thế cây càng cao thì tán lá càng rộng, tỏa bóng mát. Cây có hoa nhỏ, màu đỏ tươi khi nở tỏa hương thoang thoảng với dáng hình thướt tha, mềm mại quyến rũ.

Cây cảnh bonsai có giá trị kinh tế cao

Cây lộc vừng hiện được trồng làm cây cảnh có giá trị kinh tế cao, giá cả thì vô cùng nó còn phụ thuộc vào vẻ đẹp của cây cũng như sở thích của người mua nữa, có những cây cho giá lên tới cả trăm triệu.

Cây phong thủy tốt cho gia chủ

Cây lộc vừng còn là loại cây tượng trưng cho sự thịnh vượng, bình an và là cây cảnh quý vì thế nó còn thích hợp làm cây phong thủy.

Mã: CLV Danh mục: ,

Mô tả

Cây lộc vừng là loài cây bóng mát mang ý nghĩa phong thủy tốt và rất được ưa chuộng trong khuôn viên sân vườn của nhiều gia đình đem đến may mắn, tài lộc dồi dào, hưng thịnh… nó là một trong những loại cây phong thủy quý theo phong thủy của người phương Đông chúng ta.

Tên khoa học: Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.

Họ: Lecythidaceae (Lộc Vừng)

Các đặc điểm của cây lộc vừng

Lộc vừng là cây thân gỗ lâu năm, với chiều cao trưởng thành có thể lên đến 15 – 20m và đường kính thân 40 – 50cm. Thân cây lúc còn non có màu xanh khi về già thân sần sùi có màu màu xám chuyển sang nâu, nứt dọc hay bong mảng dạng chữ nhật. Thịt vỏ đỏ hồng, nhiều sơ, có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng.

Cây có cành nhánh nhiều, tán lá rộng; lá đơn, mọc cách, lá thuôn tròn và hơi to, có hình trứng ngược hay hình bầu dục, đầu tù hay có mũi nhọn ngắn, thót dần về phía cuống. Lá lộc vừng có màu xanh mướt; đặc biệt khi mới nhú lá có màu của lộc non. Khi già, bề mặt lá nhẵn, mép có răng cưa nhẹ mềm mại, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới, gân bên nổi rõ, cuống ngắn, rụng để lại sẹo hình lưỡi liềm.

Lộc vừng có cụm hoa mọc dài từ 6 – 10cm với các màu đỏ, trắng, hồng; tọ vẻ đẹp thướt tha, mềm mại và đầy quyến rũ. Đặc biệt hoa lộc vừng chỉ nở vào ban đêm với mùi hương thoang thoảng, thường hay nở rộ vào đầu tháng 3.

Các đặc điểm của cây lộc vừng

Công dụng của cây lộc vừng

Cây có ý nghĩa trong phong thủy đối với người phương đông. Đặc biệt hoa có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày chen lấn mắt có thể làm cây bóng mát nên cây lộc vừng được trồng nhiều với mục đích làm cây cảnh cho gia đình cũng như những địa điểm khác để kiến tạo cảnh quan. Trồng cho những  nơi cần sắc thái tôn nghiêm thì lộc vừng cũng là một loài cây rất phù hợp.

Vì kích thước cây có thể điều chỉnh nên cây lộc vừng còn được ứng dụng trong nghệ thuật bon sai.

Có một số nước ở Đông Nam Á thì lá và đọt của loài cây này còn được dùng để ăn hay nấu canh chua, và ở một số vùng khác lá loại cây này còn được dùng làm bả để làm chất độc đánh cá các nơi như ao hồ nhỏ.

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Có thể nhân giống cây lộc vừng bằng 2 cách là ươm mầm từ hạt cây hoặc chiết cành, tuy nhiên để cây nhanh có hoa và có thể tạo dáng nhanh thì người ta vẫn thường dùng phương pháp chiết cành là chủ yếu vì hạt cây lộc vừng khá hiếm do hoa thường không đậu được nhiều quả và phương pháp chiết cành thì thực hiện dễ hơn nhiều đối với cây lộc vừng. Thời gian chiết cành thường rơi vào khoảng tháng 6 tháng 7 thời tiết nắng phù hợp cho việc chiết cành lộc vừng nhất.

Trồng lộc vừng chiết từ cây mẹ nếu trồng vào chậu thì tùy vào kích thước cây con để chọn chậu cho phù hợp nên chọn những loại chậu có lỗ thoát nước là tốt nhất, đất sử dụng để trồng lộc vừng thì nên chọn những loại đất có nhiều dinh dưỡng và kết hợp với các loại phân chuồng hoại mục (hoặc đã qua ủ) để cây có thể phát triển tốt nhất. Theo kinh nghiệm của Quang Canh Xanh thì cây lộc vừng là cây ưa nắng nhưng cũng là cây cần nhiều nước để phát triển, nên khi trồng lộc vừng cần cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ cho cây, ngày nắng thì tưới nhiều hơn các ngày bình thương. Khi thấy đất có dấu hiệu trắng có nứt tức là đất đang thiếu nước, cần thêm nước cho cây ngay.

Ánh sáng: Cây lộc vừng là loài cây ưa sáng nên nếu được trồng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên thì cây lộc vừng có thể ra hoa tự nhiên sai hoa, hoa ra nhiều mà không cần các loại thuốc kích thích. Còn nếu được trồng trong các khuôn viên hẹp thiếu sáng thì chúng ta cần kích thích hoa mọc trước 3 tháng khi chúng ta muốn cây nở hoa đúng vào dịp nào đấy như ngày tết chẳng hạn.

Nước: Để chăm sóc tốt cho cây lộc vừng phát triển tốt nhất thì chúng ta nên tưới nước để cung cấp độ ẩm thường xuyên và kết hợp bón phân định kì hàng tháng để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Có thể dùng phân vi lượng để tưới cho cây, hoặc phân chậm tan nếu bạn không có nhiều thời gian chăm sóc cây.

Nếu trồng trong chậu thì định kì 2-3 năm chúng ta nên thay đất mới cho cây để cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

 

1 đánh giá cho CÂY LỘC VỪNG

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÂY LỘC VỪNG”