Cách trồng và chăm sóc cây thằn lằn, vảy ốc

Cây thằn lằn là giống cây trầu cổ có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền, vì đầu lá có hình trái tim như dạng vảy ốc nên có nơi gọi là cây vảy ốc. Cây thằn lằn có dạng thân leo nên có thể lan rộng ra khắp nơi, bám chặt bởi phần dây và lá, vì vậy chúng ta thường thấy chúng leo tường hay mọc bám quanh các gốc cây lớn khác. Cây bám rất chắc lại rất dễ trồng nên thường được trồng làm cảnh, phủ xanh các bức tường giúp ngôi nhà trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.

Ngoài việc có thể làm cảnh thì cây thằn lằn đá còn có nhiều công dụng để chữa bệnh, đây là một vị thuốc trị xương khớp khá phổ biến

Đặc điểm sinh trưởng của cây thằn lằn

Tập tính: Cây thằn lằn ưa sáng và có thể sinh trưởng tốt ở môi trường ẩm, nên cây không cần chăm sóc quá nhiều như những loại cây khác. Trong điều điện môi trường đủ nắng và nước, cây vảy ốc sẽ bò rất nhanh, nứt cành liên tục, tăng tốc độ phủ xanh.

Ánh sáng: Chúng ta nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng vì đây là loại cây phát triển rất tốt khi có nhiều ánh sáng. Khi mới trồng nên thường xuyên tưới nước, khi cây bước vào giai đoạn trưởng thành, có thể lan rộng ra khắp vùng thì không cần phải tưới nước thường xuyên vì cây chịu được nắng nóng rất tốt.

Đất trồng: Cây không quá kén đất vì thế có thể trồng ở bất kỳ loại đất nào, tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt thì nên trồng ở những nơi đất tơi xốp, nhiều nguồn dinh dưỡng.

Cách chăm sóc cây thằn lằn

Cách chăm sóc cây thằn lằn

Chúng ta nên trồng cây ở nên có nhiều ánh sáng vì đây là loại cây phát triển rất tốt khi có nhiều ánh sáng. Khi mới trồng nên thường xuyên tưới nước, khi cây bước vào giai đoạn trưởng thành, có thể lan rộng ra khắp vùng thì không cần phải tưới nước thường xuyên nữa. Vì đây là loại cây chịu được nắng nóng rất tốt.

Nên thường xuyên cắt tỉa những lá vàng úa, để không làm mất mỹ quan và giúp cây có thể phát triển tốt hơn.
Chúng ta cũng có thể trồng cây thằn lằn theo các dáng mong muốn như những loại cây cảnh khác. Không chỉ đơn giản là để dây bò tự nhiên trên tường hay cổng nhà mà chúng ta có thể tạo dáng để trông đẹp mắt hơn.

Khi tạo hình dáng cho cây cũng cần phải có kỹ thuật để tránh bị đứt dây và không bị ảnh hưởng đến các nhánh cây khác. Mặc dù sẽ tốn thời gian hơn nhưng đổi lại thì sẽ mang cho không gian trở nên lạ mặt và đặc biệt hơn. Nhưng đối với những người chuyên chơi cây cảnh thì công việc này rất đơn giản và không hề gây khó khăn gì với họ.

Cách nhân giống cây thằn lằn

Dây Thằn Lằn thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Cắt một đoạn nhỏ dài khoảng 20-30 cm, cắm vào chậu đã chứa đất, tưới nước vừa đủ ẩm. Sau đó, đặt chậu ở nơi mát mẻ, ẩm và nhiều ánh sáng tự nhiên để cành giâm nhanh phát triển.

Khi cành giâm đã ra nhiều rễ và mọc chồi thì mang đi trồng. Đất trồng cây Thằn Lằn có thể là đất thịt, đất thịt pha, đất cát…vì nó có khả năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau.

Đào một lỗ phù hợp kích thước của cành đã giâm được mang đi trồng, đặt cành vào lỗ, lấp đất lại, tưới nước.

Cách nhân giống cây thằn lằn

Viết một bình luận