Cà chua có giá trị dinh dưỡng rất cao vì có đầy đủ các loại vitamin A, B, C, D, các loại vitamin này đều rất tốt cho cơ thể. Cây cà chua có năng suất cao, sinh trưởng nhanh, bảo quản được tương đối dài hơn so với các loại rau khác nên nếu nhà bạn có vườn cây thì nên trồng thử. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cà chua cũng như cách chăm sóc cây cà chua trong suốt quá trình sinh trưởng.
Đặc điểm sinh trưởng của cây cà chua
Cà chua là loại cây thích khí hậu ấm áp, yêu cầu có ánh sáng đầy đủ. Có đủ ánh sáng cây mới phát triển tốt, quả to, màu sắc lá tươi, phẩm chất quả ngon. Nếu sinh trưởng ở vùng ít ánh sáng, cây gầy, cao ra hoa ít, hoa dễ rụng, quả bé, màu sắc không tươi, phẩm chất quả kém.
Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều gây trở ngai cho sự nảy mầm của phấn hoa. Nhiệt độ quá thấp làm cho mầm hoa sau này chuyển hóa thành túi nhị hoa có nhiều ngăn, cho nên hình thành quả dị dạng, bên trong có nhiều ngăn. Cà chua là cây chịu rét tương đối khá. Tuy vậy, khi nhiệt độ xuống dưới 15°C, cây không ra hoa được, dưới 10°C cây ngừng sinh trưởng và khi nhiệt độ xuống thấp hơn 0°c cây cà chua sẽ chết.
Nhiệt độ đất cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cà chua. Khi nhiệt độ đất trong khoảng 24 – 31°C, cây cà chua sinh trưởng nhanh, nhưng khi nhiệt độ lên đến 33°c thì sinh trưởng của cà chua chậm lại, lên đến 35°C thì cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ trong đất thấp gây ra những ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cà chua.
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến chất lượng quả cà chua. Lúc quả đã lớn và sắp chín, nếu ở nhiệt độ 22 – 25°c, quả có màu sắc rất đẹp, màu đỏ tươi. Nếu nhiệt độ dưới 20°C hoặc cao hơn 25°c thì quả có màu sắc kém tươi.
Cà chua phát triển tốt ở những nơi độ ẩm trong đất tương đối cao, trong khi độ ẩm không khí tương đối thấp. Trong thời gian ươm cây con, độ ẩm đất trong vườn ươm 60 – 70% là tốt khoảng 85 – 95%. Thời gian quả lớn là lúc yêu cầu lượng nước có đầy đủ. Nước lúc này là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho năng suất cà chua cao, cần chú ý là đối với cà chua phải tưới nước đều. Nếu để cây lúc thừa, lúc thiếu nước sẽ làm cho quả dễ bị nứt. Vào thời gian ra hoa, nếu đất bị khô hoa sẽ hình thành ít, dễ bị rụng. Độ ẩm trong đất thấp, quả cà chua thường bị bệnh “thối rốn quả”, một loại bệnh sinh lý do thiếu nước.
Cách trồng cây cà chua
Cách trồng cà chua tại nhà
Bước 1: Xử lý hạt giống và chuẩn bị đất
Xử lý hạt giống: trước khi gieo phơi hạt 2-3 nắng nhằm diệt một số mầm bệnh, ngâm hạt trong 2 giờ, sau đó xả bằng nước lạnh khoảng 45 phút hong khô trong điều kiện mát, trước khi gieo có thể trộn hạt với một số loại thuốc trừ nấm bệnh.
Chuẩn bị đất: cải tạo đất, phơi nắng ít nhất 1 tuần nhằm diệt nhộng của sâu xanh, sâu vẽ bùa, mầm bệnh, mầm cỏ dại và tuyến trùng. Trộn phân trong quá trình vun xới đất để cân bằng dinh dường trong đất, tuy nhiên không sử dụng phân rác, phân chuồng tươi. Phân rác hoặc phân chuồng chỉ được sử dụng khi đã ít nhất 6 tháng.
Chọn chậu: nên mua chậu có kích thước lớn khoảng 30x30cm trở lên, loại 30×30 có thể gieo từ 1-2 cây. Nếu chọn thùng xốp, một thùng xốp cỡ to sẽ trồng được 2 cây.
Bước 2: Ươm mầm và trồng cây cà chua
Ươm hạt đã xử lý ở bước 1 trên khay ươm, sau gieo nên phủ một lớp rơm, khoảng ba ngày hạt nảy mầm bỏ bớt rơm ra, 10 ngày sau gieo có thể tưới thúc hỗn hợp NPK.
Khi cây con được 6 – 7 lá, cao 15 -20cm (khoảng 20 – 30 ngày sau khi gieo) có thể đem trồng, trước khi nhổ cần tưới đẫm nước. Trong vụ mưa khi gieo cần phải làm giàn che mưa.
Trong thời gian ra hoa, nếu gặp mưa nhiều, quá trình thụ phấn gặp trở ngại làm cho hoa rụng. Bị hạn lâu ngày, khi gặp mưa rào, quả dễ bị nứt
Bước 3: Cách chăm sóc cây cà chua theo từng giai đoạn
Tưới nước đều đặn trong 7-10 ngày đầu tiên, tưới khoảng 500ml/ngày, khuyến khích tưới nước ấm, sau 10 ngày thì tăng dần lượng nước. Thời gian lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc tầm 4-5 giờ chiều để cây khô ráo trước khi trời tối.
Tập trung tưới từ thân cây trở xuống và chỉ tưới đủ để giữ ẩm cho đất, không đê’ đất ngập úng nước. Đục 1 vài lỗ nhỏ dưới đáy chậu/thùng/khay ươm để giúp nước thoát ra dễ dàng.
Cắt tỉa lá già và nhánh phụ để giúp bền cây và sai quả.
Thêm giàn, cọc hoặc lồng ở tháng thứ 1,5-2 để chống đỡ cho cây không bị đổ gập hay gãy nếu ra quá nhiều quả.
Bước 4: Phòng ngừa sâu bệnh cây cà chua
Trên cây cà chua thành phần sâu bệnh hại tương đối nhiều, trước khi xử lý bằng thuốc bạn nên diệt sâu bằng tay, vặt bỏ những quả bị sâu đục đem đi chôn hoặc ủ phân, tuyệt đối không vứt bừa bãi trên ruộng.
Nên thường xuyên kiểm tra tình trạng cây để sớm phát hiện sâu bệnh. Các loại sâu, bọ trĩ, rệp sáp, sâu vẽ bùa,… thường sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ tuần 4 đến tuần 8, bạn cần chú ý quan sát. Có thể pha loãng một số hỗn hợp thuốc sau đây để trị các loại sâu bọ: Polytrin, Ofunak, Cyper, Confidor, Bassa, Sumicidin.
Những dấu hiệu bạn thường thấy ở cây cà chua là bệnh héo rũ do vi khuẩn hoặc do nấm, bệnh cháy lá thì bạn nên cắt lá cắt cành bệnh, gom lại đem đốt, không được vứt bừa bãi dưới gốc cây.
Mục lục