Hương thảo có mùi hương khá dễ chịu nên thường được trồng tại nhà, vì đặc tính cây bụi thân thảo nên cây rất đễ trồng và nhân giống. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ hướng dẫn bạn cách nhân giống cây hương thảo, tùy vào điều kiện hiện có để chọn phương pháp phù hợp, nếu ở nhà đã có cây thì bạn có thể tách bụi hoặc mua hạt giống tại các siêu thị và tiến hành theo hướng dẫn của chúng tôi.
Gieo hạt để nhân giống cây hương thảo
Trên thị trường hiện có rất nhiều công ty sản xuất hạt giống hương thảo đóng gói, sau khi mua về và làm theo hướng dẫn nhưng hạt vẫn không nảy mầm hoặc chất lượng hạt giống không đảm bảo, trồng ra không đúng loại ghi trên nhãn mác, bạn nên cẩn thận và chú ý trong quá trình chọn mua. Để thực hiện nhân giống cây hương thảo bằng hình thức gieo hạt thì bạn cần thực hiện theo các công đoạn chuẩn bị sau để hạt cho tỷ lệ nảy mầm cao và cây phát triển nhanh.
Cách nhân giống hương thảo bằng gieo hạt
Bước 1: Xử lý hạt giống hương thảo
Hạt mới mua về không nên gieo ngay vì có thể trong quá trình sản xuất và đóng gói hạt họ đã sử dụng có chứa chất cưỡng chế nảy mầm trên vỏ hạt nên nếu gieo hạt trực tiếp thì tỷ lệ nảy mầm rất thấp, bạn cần phải xử lý xong hạt trước khi đem gieo. Bạn chọn một trong 2 cách sau đây để thực hiện:
– Cách đầu tiên là đem hạt ngâm vào nước sạch hoặc hơi ấm, hạt hút đủ nước sẽ giúp lớp vỏ bên ngoài mềm lại, loại bỏ được chất cưỡng chế hạt nảy mầm, sẽ khiến hạt nảy mầm dễ dàng. Nhiệt độ nước khoảng 28 – 35 độ C, nhiệt độ cao sẽ giúp khử trùng hạt, ngâm khoảng 1 ngày là được. Khi hạt nở ra, lớp vỏ hạt sẽ nứt, lộ rõ phôi hạt, lúc đó đem đi gieo là được.
– Cách 2 là bạn ngâm hạt trong khăn ướt để thúc nảy mầm, vì ngâm hạt trong nước rất khó quan sát, đối với người mới trồng rất khó nắm bắt được thời gian ngâm, nên có thể dùng khăn ướt để thúc hạt ra mầm. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cái đĩa nhựa, hai miếng khăn ướt, màng bọc thực phẩm và ít nước sạch, sau đó gấp khăn ướt lại trải phẳng lên đĩa rồi tưới nước vào, rải hạt đều lên một mặt khăn, lấy mặt kia gấp lại trùm lên hạt rồi dùng màng bọc thực phẩm trùm lên mặt đĩa để giữ ẩm. Mỗi ngày mở màng bọc và khăn ướt ra quan sát, nếu chưa thấy hạt lộ ra mầm trắng thì có thể tưới ít nước để tiếp tục thúc mầm. Đợi hạt ra mầm rồi thì dùng nhíp cẩn thận gắp hạt ra trồng là được.
Bước 2: Chuẩn bị giá thể trồng hương thảo
Trước khi gieo hạt nên chuẩn bị giá thể hoặc bình chứa, không nên tùy tiện gieo hạt vào đất, sẽ khiến giảm bớt tỷ lệ nảy mầm của hạt. Nên dùng bình gieo mầm chuyên dụng hoặc chậu hoa miệng lớn để gieo, đất trồng có thể dùng tro cỏ và khoáng vermiculite trộn lẫn. Loại đất trồng này tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, chứa một ít dinh dưỡng có thể cung cấp cho mầm cây sau khi nảy mầm. Nếu không tìm được những loại đất trên để phối giá thể thì bạn có thể dùng đất vườn, cát sông trộn lẫn với nhau, để giá thể có thể tơi xốp thì bạn nên sàng qua đất vườn để loại bỏ đất cứng bị vón cục và đá nhỏ. Loại đất này tuy không tơi xốp và thoáng khí bằng loại chuyên dụng nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu của hạt mầm và tới khi cây non sinh trưởng.
Bước 3: Gieo hạt giống hương thảo
Có hai phương pháp gieo hạt cây hương thảo, bạn có thể tùy chọn:
Phương pháp thứ nhất là gieo từng lỗ hạt, đất trồng tưới nước cho ẩm, trước khi gieo dùng đũa chọc lỗ trên mặt, sâu khoảng 0,5cm, lấy nhíp gắp hạt đã chuẩn bị sẵn bỏ vào trong lỗ, nhẹ nhàng lấy đất phủ lên là được. Phương pháp này rất phù hợp vớỉ những loại hạt có thể tích lớn.
Phương pháp thứ hai là gieo rải hạt, đối với những loại hạt nhỏ, dùng phương pháp gieo từng lỗ hạt rất khó. Trước hết cho đất trồng vào giá thể, tưới đẫm nước, hạt giống đem trộn lẫn với ít cát khô hoặc khoáng vermiculite đem trộn đều, dùng tay bốc hỗn họp đó rải lên trên mặt giá thể là được.
Bước 4: Chăm sóc hạt sau khi gieo
Sau khi gieo hạt nên dùng màng bọc thực phẩm trùm lên giá thể, duy trì độ ẩm, không tưới nước thường xuyên, đợi hạt mầm nhô lên khỏi đất mới bỏ màng bọc đi.
Mầm non khi mới nhô lên còn rất yếu ớt, phải để vào chỗ bóng râm, tránh ánh sáng trực tiếp, khi tưới nước nên dùng loại bình phun tia nhỏ hoặc bình phun sương.
Đợi lá mầm xòe ra thì dần cho tiếp xúc với ít ánh sáng sắt, buổi tối đem giá thể mầm ra cạnh cửa sổ để tránh thân mầm mọc mảnh khảnh.
Đợi cây ra lá thì cho tiếp xúc với ánh sáng mạnh hơn, có thể phun nước đều đặn thay cho tưới nước, phun nước nên tiến hành vào sáng sớm, phun đều khắp lên cây và làm ướt bề mặt đất trồng. Làm như vậy vừa duy trì được lượng nước cần thiết, vừa thúc cho cây ra rễ.
Thông thường khi cây non mọc khoảng 5cm thì có thể đem trồng cố định vào chậu được.
Giâm cành hương thảo để nhân giống
Là phương pháp lợi dụng phần thân đã cắt rời tiến hành trồng bằng đất hoặc bằng nước, từ đó hình thành nên cơ thể thực vật hoàn chỉnh. Đây là phương pháp nhân giống phổ biến nhất.
Giâm cằn hương thảo thông thường, tức là lấy phần thân trên làm cơ thể mẹ đem nhân giống, về cơ bản tất cả những loại hương thảo mọc thẳng đứng đều có thể áp dụng phương phấp này.
Chọn cành bán thân gỗ làm cành đem giâm, dùng kéo hoặc dao cắt rời, độ dài khoảng 8cm, bỏ phần lá ở dưới, giữ lại 3 – 5 lá ở trên.
Đất giâm dùng các loại đất đã giới thiệu ở phần trước, có thể dùng tro cỏ trộn với khoáng vermiculite, cũng có thể dùng cát sông, trước khi giâm đem tưới nước ngấm đều trong đất, sau đó cắm ngập cành vào đất khoảng 2 – 3cm, trong điều kiện cho phép có thể bôi ít thuốc thúc ra rễ vài cành trước khi đem giâm.
Giâm xong lấy màng nylon bịt lên trên để duy trì độ L không khí, giảm bớt lượng nước bốc hơi, khoảng 10 -15 ngày sẽ ra rễ.
Nhân giống hương thảo bằng cách tách bụi
Là phương pháp nhân giống bằng dung dịch dinh dưỡng thao tác đơn giản, có tần suất sống cao, cụm cây sinh trưởng nhanh nên tiến hành vào mùa xuân.
Bứng cây ra khỏi chậu, dùng tay tách nhẹ các bụi cây, có thể phân thành nhiều bụi đơn hoặc vài bụi kép.
Trực tiếp đem trồng vào chậu mới, tưới một lần nước ngấm đều trong đất là được.
Nhân giống hương thảo bằng phương pháp thủy sinh
Đây là phương pháp thúc ra rễ thích hợp dùng trong gia đình, đặc biệt phù hợp với các loài hương thảo.
Lấy 1 chiếc cốc dùng một lần, đổ nước ngập 45 cốc, bịt miệng cốc bằng màng bọc thực phẩm rồi dùng dây chun cố định lại.
Đem cành giâm đã chuẩn bị sẵn chọc thủng màng bọc cắm vào nước ngập khoảng 3cm.
Thông thường 15 ngày sẽ ra rễ. Tùy kích cỡ thực vật mà mỗi cốc chỉ cắm 3 – 5 cành.
Đợi cành ra rễ trắng thì có thể đem trồng vào bình chứa khác, chú ý không nên đợi rễ ra quá dài mới đem trồng (thông thường để rễ mọc khoảng 2cm là được), vì rễ mới sinh ra chưa phải là rễ thủy canh, có thể nhanh chóng thích ứng với môi trường đất, nhưng nếu để mọc trong nước quá lâu sẽ trở thành rễ thủy canh, nếu khi đó mới đem trồng trong đất thì rễ rất khó thích ứng.
Mục lục