Cách làm nhà lưới trồng rau sạch

Mô hình trồng rau trong nhà lưới đang dần được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi, với những vùng đất mưa nắng thất thường như thành phố Hồ Chí Minh, việc trồng rau sạch trong nhà lưới là một phương pháp bảo vệ rau ăn lá hiệu quả, cho thành quả thu hoạch tốt. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ chia sẻ cùng bạn 2 loại nhà lưới trồng rau đang được triển khai trên diện rộng và cách làm nhà lưới để trồng rau sạch.

Các loại nhà lưới trồng rau sạch

Nhà lưới kín trồng rau

Đây là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới, được thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên, khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít, độ cao phù hợp để bạn có thể đi ra đi vào thoải mái. Vật liệu lưới che có thể chọn loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước bằng kỹ thuật dệt lưới đơn giản, nhược điểm là lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 – 8 tháng là rách, hư hỏng.

Loại nhà lưới này có ưu điểm là do nhà lưới kín ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn. Tuy nhiên vào mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ngoài 1 – 2°c làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau. Do việc thâm canh tăng vụ liên tục trên một diện tích nhỏ hẹp nên phát sinh một số loại bệnh trên rau nhiều: héo rũ, thối cổ rễ… Hoặc một số loại côn trùng sống trong đất: bọ nhảy… có thể phát sinh mật độ cao. Lưới che chất lượng không đảm bảo, mau hư rách dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà lưới nếu không bảo dương thường xuyên.

Nhà lưới hở trồng rau sạch

Nhà lưới hở chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh, chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số nhà lưới do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới.

Loại nhà lưới này có ưu điểm là do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí.

Cách làm nhà lưới trồng rau sạch

Ở nước ta trong những năm gần đây, việc trồng rau theo tiêu chuẩn ăn toàn phát triển rất mạnh, từ thành thị đến nông thôn rất nhiều hộ gia đình đã thiết kế cho mình những mô hình nhà lưới. Nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào để có được một nhà lưới đạt chuẩn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc xây dựng nhà lưới trồng rau gồm 3 bước chính: Thiết kế mô hình nhà lưới, chọn loại lưới phù hợp, dựng khung và làm nhà lưới trồng rau.

Bước 1: Thiết kế mô hình nhà lưới

Trước khi xây dựng một nhà lưới trồng rau bạn phải lên cho mình ý tưởng và tạo một bản vẽ thiết kế. Bạn cần phải xác định rằng mình sẽ làm nhà lưới như thế nào, có hình dạng ra sao.

Thiết kế mái nhà lưới như thế nào: Bạn có thể lựa chọn làm mái bằng hoặc hai mái nhưng thông thường mái bằng được lựa chọn sử dụng phổ biến hơn nhờ việc lắp đặt dễ dàng và đỡ tốn sức lực. Những nhà lưới trồng rau thường được xây dựng theo dạng hình hộp chữ nhật.

Chiều cao của nhà lưới ra sao cho phù hợp: Tùy thuộc vào địa hình khu vực mà chiều cao nhà lưới trồng rau cũng khác nhau. Đối với những nơi gần biển hay những nơi thường có gió mạnh thì chiều cao của nhà lưới được thiết kế từ 2,5m đến 3m. Và những nơi chắn gió thì được thiết kế từ 3m trở lên để tạo được độ thông thoáng cho nhà lưới.
Khung nhà lưới: Đối với những nhà lưới lớn, khung nhà lưới sẽ được đổ bê tông kết hợp với thép để tạo sự chắc chắn cho nhà lưới. Nếu bạn chỉ làm một nhà lưới nhỏ thì có thể sử dụng những loại gỗ cứng, bền chắc để sử dụng thay thế cho cột bê tông.

Bước 2: Chọn loại lưới phù hợp

Để nhà lưới trồng rau đem lại hiệu quả cao, bạn cần tìm hiểu và lựa những mẫu lưới phù hợp với mô hình thiết kế của bạn. Điển hình như:

Lựa chọn những loại lưới có khả năng chịu đựng thời tiết tốt, chắc được côn trùng cho phần lưới mái. Kích thước từ 16 mesh đến 18 mesh. Khu vực bên hông nhà lưới nên sử dụng lưới mùng đạt chuẩn với thước 24 mesh.

Ngoài ra, những phần còn lại của nhà lưới bạn nên sử dụng loại lưới màu đen để đảm bảo tuổi thọ của nhà lưới được lâu nhất.

Bước 3: Dựng khung và làm nhà lưới trồng rau

Khoảng cách lý tưởng nhất giữa các trụ là từ 3m đến 5m, mật độ xuất hiện của các trụ càng nhiều sẽ đảm bảo cho nhà lưới trồng rau chắc chắn hơn. Bên trên mỗi trụ được lắp thêm nắp nhựa hay trùm bao ni lông để khi căng lưới sẽ dễ dàng hơn và tránh tình trạng lưới bị rách.

Bạn nên sử dụng dây kẽm có kích thước từ 3m đến 5m tùy theo khoảng cách đặt trụ để liên kết hệ thống trụ với nhau. Nên nối theo chiều song song giữa các hàng để khi trùm lưới sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn

cách làm nhà lưới trồng rau sạch

Qua thực tế kinh nghiệm sau một số năm triển khai mô hình nhà lưới cho thấy việc phát triển mô hình nhà lưới là rất cần thiết phải tiếp tục. Đối với kiểu mẫu nhà lưới ở vùng trồng rau ngoại thành nên phát triển đồng thời cả hai loại: nhà lưới kín và nhà lưới hở. Tuy nhiên một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứư để việc trồng rau trong nhà lưới được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Đó là thiết kế lại mẫu mã nhà lưới cho phù hợp. Tiến hành nghiên cứư hệ sinh thái và sâu bệnh trong nhà lưới kín. Nghiên cứu sử dụng loại lưới nào cho phù hợp, đặc biệt là các đặc tính kỹ thuật, trong đó có màu sắc lưới đối với từng nhóm rau. Nghiên cúư sử dụng các loại phân hũư cơ vi sinh có phối trộn một số chế phẩm có khả năng hạn chế bệnh trên rau: thối nhũn, thối cổ rễ…. Nghiên cứư hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác cả nhóm rau ăn quả, ăn củ trong nhà lưới kín, nhà lưới hở.

1 bình luận về “Cách làm nhà lưới trồng rau sạch”

Viết một bình luận