Hương thảo là loài thực vật ít bị sâu bệnh nhờ mùi thơm mà chúng tỏa ra. Mùi thơm đó hình thành màng bảo vệ thiên nhiên giúp cây chống lại các bệnh sâu hại nghiêm trọng. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ chia sẻ về một số cách cứu cây hương thảo sắp chết do sâu bệnh và cả do chăm sóc không đúng cách.
Cách cứu cây hương thảo bị bệnh rệp sắp chết
Khi phát hiện trên lá hoặc thân hương thảo có những đốm lạ, có dấu hiệu bị bọ rệp tấn công thì bạn hãy cắt bỏ những cành lá bị bọ rệp lây lan, nên tỉa bớt lá dưới gốc và cành nhỏ bên trong để cây có độ thông thoáng nhất định. Sau đó bạn tiến hành quan sát và nhận diện loại bọ rệp đang gây bệnh cho cây, từ đó bạn có thể mua thuốc diệt bệnh rệp phù hợp. Đối với cây hương thảo có 2 loại bọ thường gặp là bọ phấn và bọ trĩ, bạn hãy đọc kỹ phần sau để tìm hiểu.
Bọ phấn gây hại hương thảo
Dấu hiệu nhận biết hương thảo bị bọ phấn
Bọ phấn chích hút dinh dưỡng, nước làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển.
Đặc điểm của loài bọ phấn
Bọ phấn trưởng thành rất nhỏ, có 4 cánh và được phủ lóp phấn sáp màu trắng, hoặc trắng hơi vàng, dài khoảng Imm. Trứng có màu trắng sau chuyển màu nâu. Ầu trùng có màu trắng hơi xanh hình oval, dài 0,3 – 0,6mm.
Vòng đời: Trứng 5 – 9 ngày, ấu trùng 14 ngày, trưởng thành có thể sống đến 30 ngày.
Trưởng thành bay kém nhưng phát tán rộng nhờ gió. Một con cái có thể đẻ 100 -150 quả trứng, trứng được đê ở mặt dưới lá từng trứng riêng lẻ hoặc từng nhóm, chúng lột xác 3 lần và hóa nhộng, giai đoạn ấu trùng kéo dài 2 – 4 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ.
Bọ phấn non và bọ phấn trưởng thành thường tập trung ở dưới mặt lá cà chua, chúng hút dịch cây. Khi mật độ bọ phấn cao làm cây suy yếu, có thể bị héo, vàng lá, chết.
Bọ phấn còn là côn trùng môi giới truyền virus gây bệnh xoắn. Chất bài tiết của bọ phấn có đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển hại cây. Bọ phấn thường gây hại trong mùa khô, chúng phân tán trên phạm vi rộng nhờ gió.
Cách phòng trừ bọ phấn gây hại hương thảo
Biện pháp canh tác: Phủ rơm quanh cây đang mọc mầm, ở vườn ươm có thể dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con.
Biện pháp cơ giới vật lý: Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút conn trưởng thành.
Biện pháp hóa học: Hạn chế phun thuốc hóa học vì thuốc có thể giết chết các loài thiên địch có ích trên cuống và bọ phấn dễ bị kháng thuốc. Có thể dùng các loại thuốc như: Pyrinex, Hopsan,…
Bọ trĩ gây hại hương thảo
Dấu hiệu nhận biết hương thảo bị bọ trĩ
Bọ tổ trưởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vạng độ. Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ
xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được.
Đặc điểm của loài bọ trĩ
Trưởng thành nhỏ, dai 1 – 2mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại, và thưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá.
Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt. Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhưng không cánh màu vàng nhạt. Vòng đời trứng: 3-4 ngày, ấu trùng 10 -14 ngày, trưởng thành có thể sống đến 3 tuần.
Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn, khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất Chúng ẩn nấp trong lá nõn hoặc các chót lá quăn do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.
Cách cứu cây hương thảo sắp chết do bọ trĩ
Sau khi bọ trĩ phá hoại, bạn vẫn duy trì việc chăm sóc và tưới cây ở mức ổn định, bón phân cân đối tuy nhiên bón thêm ure giúp cây hồi phục nhanh, khi mật số bọ trĩ cao cần điều tra số lượng thiên địch trước khi quyết định xử lý thuốc.
Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Gaucho,…), Fipronil (Regent…) để phòng trừ.
Cách cứu cây hương thảo sắp chết vì thiếu nắng, úng nước
Tuy cây hương thảo có khả năng chịu hạn khá tốt, nhưng cây cây rất thích môi trường tự nhiên có nắng và nước tưới vừa đủ để hệ rễ phát triển mạnh mẽ, lá căng bóng. Nếu trồng bằng các giá thể tơi xốp, nên kiểm tra cây mỗi ngày, cây cần được tưới nước bất cứ khi nào chúng có dấu hiệu héo.
- Nếu cây hương thảo thường để trong phòng: quan sát bề mặt chậu, nếu sờ vào thấy đã khô, không còn ẩm (thường là 2-3 ngày, tùy vào vị trí để và kích cỡ chậu) mang cây ra vị trí có nắng và tưới đẫm nước cho cây vào buổi sáng (không nên để chậu ở những chỗ nắng quá gay gắt, cây sẽ bị mất nước nhanh chóng dẫn đến khô héo cây).
- Nếu trồng cây hương thảo ngoài trời: chọn vị trí để chậu cây sao cho tưới nước cho cây vào buổi sáng, đến chiều tối thì bề mặt giá thể khô ráo. Bạn có thể kiểm tra bằng ngón tay, nếu đất cách bề mặt 1 đốt ngón tay còn ẩm thì bạn không cần tưới nước thêm.
Hương thảo là một loại cây rất dễ bị úng nước nên bạn cần chọn chậu có lỗ thông thoáng tốt để trồng cây hương thảo vì những loại chậu sứ, bịt kín hoặc lỗ thoát nước nhỏ sẽ làm cây bị úng nước. Cây hương thảo phát triển tốt nhất trong một vùng đất cát, thoát nước tốt. Chọn một điểm đặt cây có ít nhất sáu giờ ánh sáng mặt trời trực tiếp để tạo điều kiện cho cây hương thảo phát triển tốt.
Mục lục